Về thầy Chu Mộng Long đã đọc và hiểu sai ý thầy Cao Xuân Hạo như thế nào ? #thay_Cao_Xuan_Hao Trong bài viết Tào Lao Cao Xuân Hạo (xem >...
Về thầy Chu Mộng Long đã đọc và hiểu sai ý thầy Cao Xuân Hạo như thế nào ?
#thay_Cao_Xuan_Hao
Trong bài viết Tào Lao Cao Xuân Hạo (xem >> https://www.facebook.com/Saigontrongtraitimtoi/posts/2498253133836669/), thầy Chu Mộng Long nêu ra vấn đề về "Thì ra, nhóm những người biết Hán - Nôm một mực cho rằng, việc chuyển từ dùng chữ Hán - Nôm sang chữ Quốc ngữ là sai lầm, không chỉ đứt đoạn với văn hóa truyền thống mà còn làm cho người Việt không thể hóa rồng, là do ảnh hưởng từ nhà ngữ học Cao Xuân Hạo"
Và thầy Chu Mộng Long khẳng định "một người chăn bò cũng có thể bác bỏ toàn bộ lý thuyết Cao Xuân Hạo.".
Và bài viết của thầy Cao Xuân Hạo mà thầy Long phê bình, chính là bài viết Chữ Tây và chữ Hán, thứ chữ nào hơn? này >> http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=83&rb=06
Nhưng có đúng vậy không ? Thì đây, chúng ta nên đọc tiếp:
****
(1) Thầy Long viết rằng "Cao Xuân Hạo cả quyết, một quốc gia hóa rồng hay không là nhờ dùng chữ viết gì. Chữ Hán có ưu thế hơn chữ Latin, cho nên Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore nhờ vẫn dùng chữ Hán mà hóa rồng. Đáng tiếc là Việt Nam không dùng chữ Hán nên không hóa rồng được!"
Còn thầy Cao Xuân Hạo viết ra sao ? Thì đây "Có khá nhiều người Việt nghĩ đến những ai đã đem chữ "Quốc ngữ" thay cho chữ Hán, chữ Nôm với một lòng biết ơn sâu xa, cho rằng việc đó đã đưa nước ta tiến vào hiện đại. Nghĩ như thế tôi e có phần vội vàng. Chẳng lẽ sự tiến bộ của Trung Quốc, Nhật Bản, Ðài Loan, Hương Cảng, Ðại Hàn, Singapore không đủ để chứng minh sự sai trái của ý nghĩ đó hay sao? Năm 1985, trong một cuốn sách nổi tiếng, cuốn Le nouveau monde sinisé (Thế giới Hán hóa ngày nay), Léon Vandermeersch khẳng định rằng sở dĩ những "con rồng" nói trên thành rồng được chính là vì họ vẫn dùng chữ Hán. Chỉ còn một nước chưa thành rồng được: Việt Nam. Nước này đã bỏ mất chữ Hán mà trước kia nó đã từng dùng. Dĩ nhiên, ta có thể không đồng ý với học giả này, nhưng khó lòng có thể nói rằng đó là một chuyện hoàn toàn ngẫu nhiên."
Như vậy trong đoạn văn trên của thầy Cao Xuân Hạo, chúng ta biết:
(a) Chính tác giả Léon Vandermeersch là người khẳng định những quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Ðài Loan, Hương Cảng, Ðại Hàn và Singapore đã thành rồng được chính là vì họ vẫn dùng chữ Hán. Chỉ còn một nước chưa thành rồng được là Việt Nam. Cẩn thận hơn, thầy Hạo còn chú thích rằng "Dĩ nhiên, ta có thể không đồng ý với học giả này, nhưng khó lòng có thể nói rằng đó là một chuyện hoàn toàn ngẫu nhiên".
Nên không hiểu thầy Long đọc câu văn trên của thầy Hạo ra sao mà lại khẳng định rằng "Cao Xuân Hạo cả quyết, một quốc gia hóa rồng hay không là nhờ dùng chữ viết gì. Chữ Hán có ưu thế hơn chữ Latin, cho nên Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore nhờ vẫn dùng chữ Hán mà hóa rồng. Đáng tiếc là Việt Nam không dùng chữ Hán nên không hóa rồng được!" ?
Có phải là thầy Long đã (a) hoặc là không đọc kỹ câu văn trên của thầy Hạo (b) cố tình vu khống thầy Hạo không ?
****
(2) Thầy Long viết rằng "Nếu chữ viết, cụ thể là chữ Hán quyết định tất cả thì tại sao người Hán không văn minh từ sớm như Tây? Ngay cả bây giờ họ chế được bom nguyên tử hay tàu ngầm hạt nhân là do họ học/ăn cắp của Tây hay do chữ Hán? Hiện nay Trung Quốc vươn lên đứng hàng thứ hai phát triển kinh tế thế giới, nhưng họ đã văn minh chưa hay vẫn đối xử man di với đồng loại của mình?"
Nhưng đáng tiếc cho thầy Long, là lịch sử đã chứng minh rằng những thế kỷ trước thời lịch sử cận đại, đại khái là vào thời Đường hay thời Minh hay thời sơ Thanh, Trung Quốc là một (siêu) cường quốc mà bao nhiêu quốc gia trên thế giới đã đến giao thương (và triều cống). Việc thầy Long áp dụng tiêu chuẩn "văn minh" cần giới hạn vào lịch sử cận đại như các phát minh bom nguyên tử, tàu ngầm hạt nhan v.v. là một sự không công bằng khi chúng ta bàn về "văn minh" Á Đông vs Âu Tây.
****
(3) Thầy Long viết rằng "Ông lấy 0,01% đến 0,02% số trẻ em không học được chữ Latin mà học được chữ Hán để khẳng định chữ Hán có ưu thế hơn chữ Latin mới thật ngộ nghĩnh. Vậy thì người ta đặt ngược lại, 99,99% trẻ em học chữ Latin dễ dàng mà lại khó học nổi một chữ Hán hay chữ Nôm thì cái chữ nào ưu thế hơn? Kéo theo, vì 99,99% mù chữ Hán mà lại có chuyện dân ngày xưa đến đền chùa đọc được chữ Hán so với dân ngày nay mù chữ Hán như ông Hạo nghĩ sao?"
Còn thầy Cao Xuân Hạo viết ra sao ? Thì đây "Người ta đã hiểu rằng không có lấy chút cơ sở khoa học nào để khẳng định rằng chữ viết ghi âm là "khoa học nhất", và thứ chính tả lý tưởng là "phát âm thế nào viết thế ấy". Kịp đến thập kỷ 70, những bước tiến lớn của ngành ngữ học và những phát hiện của âm vị học về khái niệm "tổ hợp âm" càng khiến cho các định kiến cũ lộ hết tính chất vô căn cứ của nó ... Người ta hiểu ra rằng các em này chẳng phải có khuyết tật gì, chẳng qua trong não của chúng hình như công năng của bán cầu bên phải (tri giác tổng hợp) trội hơn công năng của bán cầu bên trái (tri giác phân tích) cho nên chỉ nhận dạng được chữ Hán vốn có hình thể đặc trưng rất rõ, mà không tách được các từ ra từng âm tố - từng chữ cái ... Trong tâm lý học hiện đại, khái niệm "diện mạo tổng quát" này được gọi là Gestalt. Cái Gestalt này càng gọn ghẽ (prégnant) bao nhiêu thì việc nhận dạng "tức khắc" càng dễ dàng và tự nhiên bấy nhiêu. Về phương diện này, chữ Hán hơn hẳn chữ Tây. Mỗi chữ Hán là một Gestalt tuyệt hảo, trong khi cái chuỗi chữ cái La-Tinh chắp thành một hàng dài không làm thành một hình ảnh có thể nhận diện dễ dàng trong một chớp mắt như chữ Hán ...Và sở dĩ thứ chữ [Tây] này được phổ biến ra khắp thế giới, không phải vì một nguyên nhân ngôn ngữ học, mà chính là vì địa vị thống trị của các nước đế quốc chủ nghĩa ở châu Âu."
Như vậy trong đoạn văn trên của thầy Cao Xuân Hạo, chúng ta biết:
(a) Thầy Hạo cho rằng không có cơ sở khoa học nào để khẳng định rằng chữ viết ghi âm là "khoa học nhất", và thứ chính tả lý tưởng là "phát âm thế nào viết thế ấy"
(b) Chữ Hán có thể được dễ dàng nhận dạng hơn so với chữ cái Latin khi chắp thành hàng dài
(c) Và sở dĩ thứ chữ [Tây] này được phổ biến ra khắp thế giới, không phải vì một nguyên nhân ngôn ngữ học, mà chính là vì địa vị thống trị của các nước đế quốc chủ nghĩa ở châu Âu
Còn việc 99% trẻ em học chữ Latin dễ dàng và có ưu thế hơn, chính thầy Hạo cũng viết luôn "Chữ ABC đối với đa số quả có một ưu điểm lớn là học rất nhanh. Muốn đọc chữ ABC chỉ cần học vài tháng, trong khi muốn viết 1200 chữ Hán thông dụng thôi đã phải mất một năm ... Trước khi có chữ "quốc ngữ", ông cha ta dùng chữ Nôm để viết tiếng mẹ đẻ. Mà chữ Nôm thì khó hơn chữ Hán rất nhiều (theo một chuyên gia Hán Nôm, nó khó gấp 5 lần). Chính nhờ sự tương phản với thứ chữ phức tạp, khó học ấy mà chữ "quốc ngữ" có vẻ như "tiện"hơn hẳn.".
Nhưng không hiểu tại sao khi vào bài viết phê bình của thầy Long, thì thầy Long lại không trích đoạn văn trên của thầy Hạo mà lại phê bình thầy Hạo nhỉ ? Nên một lần nữa, chúng ta không hiểu là có phải thầy Long đã (a) hoặc là không đọc kỹ câu văn trên của thầy Hạo (b) cố tình vu khống thầy Hạo không ?
****
(4) Thầy Long khẳng định "Ông không biết trải nghiệm thị giác chỉ là sự cuốn hút ở giai đoạn đầu, trẻ chỉ phát triển trí thông minh thật sự khi thoát khỏi thị giác để vươn đến tưởng tượng và tư duy trừu tượng."
Mình không biết từ tài liệu nào mà thầy Long khẳng định thế ? Chứ mình thấy ví dụ bản thân mình chẳng hạn
(1) Mình học Hán Nôm qua cách chiết tự mà cho tới nay vẫn còn đang học như thế (và nhờ chiết tự nên nhớ lâu về mặt chữ)
(2) Mình nhờ xem phim người lớn JAV của Nhật Bổn mà học hỏi được nhiều điều về việc mây mưa, mà chắc chắn là nếu mình đọc sách (dạng Cô Giáo Thảo), một ngàn năm cũng chưa hẳn đã biết nhiều đến thế. Trong Anh ngữ có câu "A picture is worth a thousand words", dịch nôm na là "một bức tranh đáng giá hơn ngàn chữ", không biết thầy Long có biết không trước khi khẳng định "trẻ chỉ phát triển trí thông minh thật sự khi thoát khỏi thị giác để vươn đến tưởng tượng và tư duy trừu tượng" ?
(3) Và chả phải xưa nay, những hoạt động nào liên quan đến trẻ con, từ bài hát Johnny Johnny Yes Papa trên Youtube, cho đến sách vở hoặc đồ chơi, đều dùng các màu sắc, hình ảnh ấn tượng đó hay sao ? Đâu có ai viết sách mà toàn chữ cho trẻ con đọc đâu ? Hình như việc vẽ tranh, tạo video clip đầy màu sắc cho trẻ con chính là giúp cho chúng ham muốn đọc / xem và "phát triển thông minh" một các mau chóng mà đúng không ?
Nên mình e thầy Long đã khẳng định sai khi thầy kết luận "trẻ chỉ phát triển trí thông minh thật sự khi thoát khỏi thị giác để vươn đến tưởng tượng và tư duy trừu tượng"
****
(5) Thầy Long khẳng định "Sự thật, người Trung Quốc, người Nhật, người Hàn, người Sing văn minh (theo nghĩa là kỹ thuật và công nghiệp) được là nhờ họ tiếp thu từ phương Tây chứ không phải do dùng chữ Hán ..."
Nhưng có lẽ thầy Long đã hiểu sai ý thầy Hạo, vì thầy Hạo viết là "Có khá nhiều người Việt nghĩ đến những ai đã đem chữ "Quốc ngữ" thay cho chữ Hán, chữ Nôm với một lòng biết ơn sâu xa, cho rằng việc đó đã đưa nước ta tiến vào hiện đại. Nghĩ như thế tôi e có phần vội vàng. Chẳng lẽ sự tiến bộ của Trung Quốc, Nhật Bản, Ðài Loan, Hương Cảng, Ðại Hàn, Singapore không đủ để chứng minh sự sai trái của ý nghĩ đó hay sao?"
Tức là thầy Hạo cho ta biết, các nước "rồng" kia vẫn thành rồng mặc dù họ không hề bỏ chữ Hán. Thầy Hạo chưa bao giờ viết là các nước kia thành "rồng" do vì họ giữ chữ Hán cả.
Nên mình e thầy Long đã đọc sai ý thầy Hạo rồi chăng ?
****
(6) Thầy Long khẳng định "Nếu nhờ chữ Hán mà thành rồng thì chính Trung Hoa đã thành rồng từ thời thượng cổ chứ sao lại đợi đến thế kỷ 20 nhờ bọn thực dân đế quốc khai hóa cho?"
Thì như trên mình đã viết, là vào thời Đường, Trung Quốc là một siêu cường quốc mà đúng không ? Mà Trung Quốc đã là siêu cường quốc trong bao nhiêu thế kỷ, chỉ mới ở thế kỷ 19 / 20 họ mới là bị thua thế giới mà ?
****
(7) Thầy Long khẳng định "Và năm là, không có chuyện một ngày kia, chữ Hán sẽ thành ngôn ngữ toàn cầu, mặc dù đó từng là ý đồ của người Hán khi muốn thành siêu đế chế hay chủ nghĩa phát xít mới. Không chừng bệnh hoang tưởng của người Hán trở thành thứ hoang tưởng mà ông Hạo cũng như những ông bà khác tin theo và bị lây nhiễm lúc nào không biết."
Chữ Hán bây giờ có là thứ ngôn ngữ toàn cầu không thì chắc chúng ta còn đang theo dõi mà đúng không ?
Nhưng hóa ra trong câu văn của thầy Hạo khi viết về vấn đề này, thầy Hạo đã viết như thế này "Ngày nay nhiều người, trong đó có cả những nhà ngữ học phương Tây, đã thấy rõ những ưu điểm lớn lao của chữ Hán. Có người còn tiên đoán rằng chỉ vài ba mươi năm nũa, cả thế giới sẽ nhất loạt dùng chữ Hán để viết tiếng mẹ đẻ của từng dân tộc (theo họ, đến lúc ấy các hàng rào ngôn ngữ - barrières linguistiques - xưa nay vẫn ngăn cách các dân tộc, sẽ bị vô hiệu hoá, và đến lúc ấy nhân loại sẽ giao tiếp với nhau dễ dàng gấp trăm lần so với hiện nay.quay lại với chữ Hán. Việc từ bỏ chữ Hán để chuyển sang chữ Tây là một sự kiện không còn hoán cải được nữa rồi. Nhưng, cũng như một trận hồng thủy, những tác hại của nó có thể khắc phục được: ta còn có thể học và nghiên cứu chữ Hán như một di sản của văn hoá dân tộc, và do đó mà bảo tồn một truyền thống quý giá đi đôi với những nghệ thuật cao cả như thư pháp, vốn là tài sản chung của các dân tộc Viễn Ðông và có thể làm thành một mối dây liên lạc giữa các dân tộc rất gần gũi nhau về văn hoá này.".
Một câu văn trung tính và một lời đề nghị nhẹ nhàng như thế của thầy Hạo, làm thế nào mà vào trong bài viết của thầy Chu Mộng Long, nó bị chính trị hóa thành ra là "...không có chuyện một ngày kia, chữ Hán sẽ thành ngôn ngữ toàn cầu, mặc dù đó từng là ý đồ của người Hán khi muốn thành siêu đế chế hay chủ nghĩa phát xít mới. Không chừng bệnh hoang tưởng của người Hán trở thành thứ hoang tưởng mà ông Hạo cũng như những ông bà khác tin theo và bị lây nhiễm lúc nào không biết.".
Nên đọc bài phê bình này của thầy Chu Mộng Long, mình thắc mắc là thầy Long đã đọc kỹ bài viết của thầy Hạo chưa trước khi phê bình ? Xem ra hầu hết những gì thầy Long phê bình, toàn là do thầy đọc chưa hết câu từ trong bài thầy Hạo viết cả.
Và dĩ nhiên một người chăn bò mà muốn phê bình bài viết này của thầy Hạo, chắc cũng cần phải đọc kỹ bài viết này của thầy Hạo, hơn là thầy Chu Mộng Long đã đọc chứ nhỉ ?
Mời các bạn tham khảo
Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi
Thanks
Brian
Không có nhận xét nào