Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VIẾT CHO RÕ HƠN VỀ LAI LỊCH MIẾU THÀNH HOÀNG TỈNH ĐỊNH TƯỜNG

Viết cho rõ hơn về lai lịch miếu Thành Hoàng tỉnh Định Tường Thầy Lê Công Lý đã làm 1 việc công đức là viết lại những gì thầy Trương Ngọc Tư...

Viết cho rõ hơn về lai lịch miếu Thành Hoàng tỉnh Định Tường

Thầy Lê Công Lý đã làm 1 việc công đức là viết lại những gì thầy Trương Ngọc Tường viết về việc thờ tự tỉnh Định Tường thời Nguyễn (xem >> https://www.facebook.com/le.congly.71/posts/4528829523815324).
Viết cho rõ hơn về lai lịch miếu Thành Hoàng tỉnh Định Tường


Nhưng đáng tiếc về lai lịch miếu Thành Hoàng tỉnh Định Tường thì thầy Tường đã sai 



Bởi vì theo sử Đại Nam Thực Lục:



****

(1) Không có việc nhơn dịp Ngũ tuần Đại Khánh tiết của hoàng đế Minh Mạng, bộ Lễ dâng sớ đề nghị các trấn / tỉnh phải làm bài vị thần Thành Hoàng trong miếu Hội Đồng, và đổi biển hiệu miếu là miếu Thành Hoàng, như thầy Tường đã khẳng định cả.



Mà thật ra, là bộ Lễ đã đề nghị việc này chỉ dành riêng cho các tỉnh TRỰC KỲ, tức các tỉnh lân cận vùng kinh sư Huế. Đây tức là đoạn sử kiện trong Đại Nam Thực Lục (xem bản dịch tập 5) >> "Bộ Lễ bàn tâu nói : Buổi đầu dựng nước, kính dựng ra miếu Đô thành hoàng, lại dựng thêm 2 toà thờ các vị phối hưởng, bên tả thờ các thần vị thành hoàng, từ Quảng Bình trở vào Nam, 2 bên thờ các Thần vị thành hoàng từ Hà Tĩnh trở ra Bắc ; còn các Trực tỉnh đều có riêng miếu hội đồng phụng thờ các vị thần kỳ mà không đặt miếu chuyên thờ thành hoàng bản hạt. Kể ra thần Thành hoàng trừ tai chống nạn thực là có công đức với dân, địa phương sở tại theo lễ đáng nên đều lập đền thờ riêng mới phải. Thế mà từ trước đến giờ, lại thờ phối hưởng ở miếu Đô thành hoàng ở Kinh, thực là chưa xứng đáng. Vậy xin tư cho các Trực tỉnh làm thêm bài vị thần Thành hoàng bản hạt ở án giữa miếu hội đồng để thờ, còn các vị thần kỳ trong miếu thì thờ rải ra các gian 2 bên tả hữu. Biển ngạch thì đổi khác là “miếu Thành hoàng” để cho danh nghĩa được đúng. Còn những bài vị Thành hoàng của các hạt mà thờ phối hưởng ở Kinh, thì đem tiêu hoá đi."



Đoạn văn Đại Nam Thực Lục viết rõ về việc đề nghị chỉ dành riêng cho các tỉnh Trực Kỳ như thế, nhưng không hiểu thầy Tường đọc ra sao mà lại viết thành ra là đề nghị dành cho các tỉnh cả nước ?



****

(2) Không có việc năm Thiệu Trị 2, vua Thiệu Trị quyết định: "Các vị thần thờ ở miếu Hội đồng phải được phong 3 bậc, phần nhiều là Thượng đẳng thần, giúp nước che dân, công đức rõ rệt, rất đáng tôn thờ, chưa tiện thay đổi ngay. Ý kiến của bộ Lễ trước đây chưa thật chu đáo, mà lòng vua còn do dự khá lâu. Nay chính nên cân nhắc cho hợp lẽ. Vậy cho nên các tỉnh phải làm riêng một ngôi miếu để thờ thần Thành hoàng ở gần tỉnh thần, còn miếu Hội đồng vẫn để thờ phụng như trước" như thầy Tường đã khẳng định cả.



Mà thật ra, quyết định này của vua Thiệu Trị, cũng chỉ là giới hạn cho các tỉnh Trực Kỳ. Đây tức là đoạn sử kiện trong Đại Nam Thực Lục (xem bản dịch tập 6) >> "Truyền cho các tỉnh ở TRỰC KỲ dựng miếu thờ Thành hoàng riêng (miếu có 3 gian, 3 mặt tả, hữu và đàng sau đều xây tường gạch, đàng trước xây bình phong). Nguyên trước, Thành hoàng ở các tỉnh vẫn cúng chung cả vào miếu Đô Thành hoàng ở Kinh thành. Trước đây, bộ Lễ bàn xin cúng tại miếu Hội đồng của các hạt, mà đổi tên miếu Hội đồng thành miếu Thành hoàng. Việc bàn ấy đã lâu chưa định. Đến đây, mới thông dụ cho CÁC TỈNH Ở TRỰC KỲ: hạt nào đã có xây miếu Thành hoàng từ trước rồi, thì cứ theo như cũ mà thờ phụng ; hạt nào chưa xây miếu thì cho chọn khu đất ở gần tỉnh thành mà làm. Hằng năm, cứ đến mùa xuân, mùa thu, nhằm ngày “Canh”, sau ngày tế Mậu ((1) Tế Mậu : tức là ngày tế Xã tắc (theo Đại Nam thực lục. Đệ tứ kỷ, quyển 6, tờ 14a).1), thì sai quan làm lễ tế. Đặt 5 người miếu phu. Còn miếu Hội đồng cũ thì cứ để nguyên, không cần phải thay đổi."



Đoạn văn Đại Nam Thực Lục viết rõ về việc đề nghị chỉ dành riêng cho các tỉnh Trực Kỳ như thế, nhưng không hiểu thầy Tường đọc làm sao mà lại viết thành ra là đề nghị dành cho các tỉnh cả nước ?



****

(3) Và có lẽ do thầy Tường đọc sai, nên thầy khẳng định luôn là "Thế nên, vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), tỉnh Định Tường đã dời miếu Hội đồng từ thôn Mỹ Chánh, huyện Kiến Hòa (địa điểm phường 8 thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang ngày nay) về thôn Bình Tạo, huyện Kiến Hưng (địa điểm khu công nghiệp Bình Đức, Mỹ Tho ngày nay). Còn nền cũ, cũng trong năm này, xây dựng miếu thờ thần Thành hoàng Định Tường, được phong Trung đẳng thần. (Rất tiếc sắc phong không còn nên không rõ cụ thể)".  



Nhưng việc di dời này, không hề được ghi chép trong sử Đại Nam Thực Lục nên không hiểu thầy Tường đã dựa vào sử liệu nào để mà khẳng định như thế ? 



Thật ra, nếu chúng ta tra bộ Hội Điển Quyển 93 (xem bản dịch Quyển 6 trang 509), thì có một đoạn sử kiện đã không được ghi vào bộ Hội Điển. Đây tức là đoạn "Chuẩn lời nghị cho các địa phương đều lập lên 1 tòa miếu thờ thành hoàng ở hạt tỉnh mình, hàng năm mùa xuân mùa thu tế lễ, lễ phẩm bằng 1 bò, 1 lợn, 1 mâm xôi, 2 mâm quả phẩm do viên lĩnh binh hoặc 1 viên quản vệ khâm mạng làm lễ. Lại chuẩn cho chiêu mộ dân ngoại tịch lấy 5 người sung làm phu miếu.".



Như vậy nếu chúng ta dựa vào sử Đại Nam Thực Lục hoặc Hội Điển, thì không có lý do gì để tỉnh Định Tường phải dời miếu Hội Đồng xưa đi nơi khác và để lại chốn cũ để làm miếu thờ Thần Hoàng cả. Mà đáng ra, là miếu Thành Hoàng được dựng mới năm 1842, và nếu chúng ta theo Đại Nam Nhất Thống Chí phần Đền Miếu tỉnh Định Tường, thì miếu Thành Hoàng Định Tường được dựng ở thôn Bình Tạo huyện Kiến Hưng, về phía tây tỉnh thành. Ngược lại miếu Hội Đồng vẫn tiếp tục với trách nhiệm của miếu và vẫn nằm ở thôn Mĩ Chính huyện Kiến Hòa phía Đông tỉnh thành. Không có việc dời miếu Hội Đồng Định Tường sang phía tây là thôn Bình Tạo như thầy Tường khẳng định.



Thầy Tường có viết là năm 1971 thầy có đến thăm cả hai miếu Hội Đồng & Thành Hoàng Định Tường. Nhưng không hiểu thầy Tường đã dựa vào sử liệu nào hoặc các chứng cớ nào để phân biệt nơi đâu là miếu Hội Đồng Định Tường và nơi đây là miếu Thành Hoàng Định Tường ? Có gì thầy nhớ lộn cũng như thầy đã đọc lộn sử Đại Nam Thực Lục mà mình nêu ra phía trên chăng ?



Còn vài điều nữa, nhưng mình tạm viết về điều này. Mong là thầy Lý hỏi lại thầy Tường xem Brian viết như thế có là sai gì không ? Còn nếu thầy Tường có sai, mong thầy Tường đánh chánh trong khi thầy còn sống (knock wood), để chúng ta sau này khỏi lại phải hối hận là khi thầy Tường còn, chưa ai đi hỏi một nhơn chứng như thầy về những điều cần hỏi và giải thích.



Mời các bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian

Viết cho rõ hơn về lai lịch miếu Thành Hoàng tỉnh Định Tường

Viết cho rõ hơn về lai lịch miếu Thành Hoàng tỉnh Định Tường


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo