ĂN "XÌ XỤP" VÀ SỰ THÔ BỈ Văn hóa con người thể hiện ở cách ăn uống. Xì xụp khi ăn các món có nước súp, còn ăn các món khô như cơm,...
ĂN "XÌ XỤP" VÀ SỰ THÔ BỈ
Văn hóa con người thể hiện ở cách ăn uống. Xì xụp khi ăn các món có nước súp, còn ăn các món khô như cơm, bánh mì thì không dùng tiếng "xì xụp". Cho nên, ăn phở, phóng viên Hà Nội dùng từ ngữ " người Hà Nội ăn phở xì xụp" là đúng từ vì "xì xụp" là tượng thanh, biểu đạt âm thanh khi ăn phát ra tiếng "xì" và tiếng "xụp".
Tuy nhiên, ăn phở phát ra tiếng "xụp" là có lý vì khi húp nước phở, do tham ăn, bị đói lâu ngày, được ăn tô phở, kẻ háu ăn không để ý đến mọi người xung quanh. Cho nên, họ húp nước phở qua môi, vô miệng và đưa thẳng vô cuống họng và phát ra âm thanh "xụp xụp". Cách ăn nầy biểu thị kẻ ăn uống thiếu văn hóa, ăn chỉ biết mình, tham lam và ích kỷ. Còn âm thanh "xì" khi ăn tô phở? Âm thanh "xì" ở đâu phát ra. Các thao tác của người ăn phở, dùng đũa gắp bánh phở, dùng muỗng húp nước phở phát ra âm thanh "xụp" chớ làm sao phát ra tiếng "xì". Té ra và duy nhất, tiếng "xì" là trung tiện (phương ngữ Bắc là đánh rắm, phương ngữ Nam là địt). Từ "xì xụp" là nói về cách ăn thô bỉ, mất văn hóa; nên "ăn phở xì xụp" là vừa ăn phở vừa đánh rắm, vừa ăn vừa địt.
Thật vậy, do tư thế ngồi ăn, cặp mông ép sát xuống mặt ghế. Ngồi dính đít vào ghế nên hơi thối không thể tự do từ trực tràng qua hậu môn phụt ra ngoài thành âm thanh "bủm, bùm" nổ như bom, mà luồn lách qua kẽ mông, qua lớp vải quần thoát ra ngoài phát ra âm thanh "xì".
Khi xưa, có lẽ từ thế kỷ 15 ở miền Bắc, người thất học miền quê ra Thăng Long làm lưu manh đô thị học theo Nho giáo. Coi trọng hình thức, quỵ lụy quan trường, học đòi theo giới kinh kỳ Thăng Long nhưng gốc rừng rú quê mùa không gột rửa được. Họ coi trọng "miếng giữa làng hơn sàng xó bếp", nên khi vào các quán ăn sang trọng, dù ra vẻ quyền quý cho giống các hoàng thân quốc thích Tràng An, nhưng khi ăn tô phở phát ra âm thanh. Có lẽ, từ "xì xụp" đã được giới sĩ phu Bắc Hà đặt ra để diễn tả cho loại người này với ý nghĩa chê bai rằng dân thiếu văn hóa.
Trên báo chí quốc nội viết "Người Hà Nội xì xụp ăn phở, dân Sài Gòn thèm". Việc ai đó thèm hay không là trong tư duy, anh phóng viên không thể thành con virus não bò chui vô đầu người khác để viết như vậy. Nhưng người phóng viên đã diễn tả chính xác cách ăn phở vì dùng từ "xì xụp".
Nhớ dân Hà Nội xưa, "Không thơm chẳng thể hoa nhài - Dẫu không thanh lịch đâu người Tràng An". Người Hà Nội xưa kia, từ thời Lý, Trần, Lê đã hình thành nét văn hóa thanh lịch và những sĩ phu Bắc Hà cương liệt. Nhưng bắt đầu từ 1954, khi dân quân từ hang Pắc Bó, từ nông thôn rừng núi kéo về tiếp quản đã thay đổi văn hóa truyền thống. Gần như dân sĩ phu Bắc Hà di cư vào Nam, đem văn hóa thượng lưu vào Sài Gòn, hình thành một tầng lớp dân Bắc Kỳ ở Việt Nam Cộng Hòa với nhiều bài thơ, bài hát khen nét đẹp của Thăng Long. "Này cô em Bắc kỳ nho nhỏ - Tóc demi garcon -Chiều vui buồn đón gió -Có thương thầm anh không".
Có thể nói, từ năm 1954 đến nay, văn hóa thanh lịch và hào khí Bắc Hà đã bị thay thế bằng sự thô tục và hợm hĩnh đến quái đản. Bài viết của phóng viên diễn tả người Hà Nội, tất nhiên cá nhân ai đó thôi, ăn phở xì xụp, nghĩa là vừa ăn vừa đánh rắm nơi hàng quán đông người, thì thật quá đáng. Còn tất cả thực khách trong quán phở, cùng đồng loạt "xì" một phát thúi hoăng rồi húp nước phở "xụp" thì thật kinh hoàng về văn hóa, nổi tiếng khắp năm châu.
Vuong Pham Nhat
Không có nhận xét nào