Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ VỤ VIỆC BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG - KHI HAI CƠ QUAN CÙNG KHỞI TỐ: VIỆN DẪN - PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN!

VỀ VỤ VIỆC BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG - KHI HAI CƠ QUAN CÙNG KHỞI TỐ: VIỆN DẪN - PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN!     Dẫn nhập: "Việc Cơ quan CSĐT Cô...

VỀ VỤ VIỆC BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG - KHI HAI CƠ QUAN CÙNG KHỞI TỐ: VIỆN DẪN - PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN!
VỀ VỤ VIỆC BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG - KHI HAI CƠ QUAN CÙNG KHỞI TỐ: VIỆN DẪN - PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN! 

   Dẫn nhập: "Việc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án liên quan bà Phương Hằng gây xôn xao dư luận vì trước đó bà Hằng đã bị Công an TP.HCM khởi tố. Hai cơ quan này có đang 'giẫm chân' nhau?" - Trích từ Báo Tuổi trẻ. Có thể nói rằng, cách đặt vấn đề vừa nêu của Báo Tuổi trẻ (Và nhiều Trang báo khác) là rất hay về phương diện pháp luật tố tụng hình sự. Đã có không ít các Nhà chuyên môn, trả lời phỏng vấn câu hỏi vừa nêu của Báo chí - Và hầu như, Họ đều có chung một nhận định, đại ý: Việc hai cơ quan cùng khởi tố như vậy là không vấn đề gì, không xung đột, không dẫm chân, vì mỗi nơi thụ lý những tin tố giác khác nhau..... 

   Tuy nhiên, cách trả lời như trên thật sự chưa hợp lý, thiếu tính thuyết phục - Bởi ở đó, đang có sự nhầm lẫn khi đã đồng nhất "Hành vi có dấu hiệu tội phạm hình sự" và "Vụ án hình sự" chính là một! Chính sự nhầm lẫn đó, đã dẫn đến sai lầm khi cho rằng, cứ có bao nhiêu hành vi có dấu hiệu phạm tội hình sự, thì sẽ kéo theo có bấy nhiêu Vụ án hình sự được khởi tố, để từ đó đi đến kết luận, hành vi phạm tội xảy ra ở đâu, thì có Vụ án hình sự xảy ra ở đó cần được khởi tố, và Cơ quan tố tụng ở đây sẽ có thẩm quyền khởi tố, điều tra! Với cách lý giải như vừa nêu, sẽ xảy ra tình huống - Ví dụ: Ông A vì có tư thù với Vợ chồng Anh B và Chị C, nên Ông A quyết định tìm B, C để đánh. Nhưng do Vợ chồng B, C có nơi cư trú khác nhau, vì vậy một buổi sáng Ông A đã tìm đến nhà Anh B tại Bình Dương, thực hiện hành vi đánh đập, gây thương tích cho Anh B, đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Trưa cùng ngày hôm đó, Ông A đến Tp.HCM tới nhà Chị C, và cũng tiến hành đánh đập, gây thương tích cho Chị C, đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích. Nếu lập luận như trên, thì trường hợp này, Công an Bình Dương sẽ khởi tố Vụ án hình sự cố ý gây thương tích, vì hành vi Ông A đánh Anh B, xảy ra trên địa bàn Tỉnh Bình Dương; Còn Công an Tp.HCM cũng sẽ khởi tố một Vụ án hình sự cố ý gây thương tích, vì hành vi Ông A đánh Chị C, xảy ra trên địa bàn Tp.HCM. 

   Không cần phải trình bày thêm - Chắc Bà con ta, cũng tự nhận thấy, với suy luận và cách làm như ví dụ vừa nêu là hết sức lằng nhằng, gây phức tạp quy trình tố tụng, cũng như tốn kém thời gian, ngân sách, và thực tế cũng không Ai làm như vậy. Trong ví dụ vừa nêu (Hoàn toàn giống Vụ án của Bà Hằng về phương diện tố tụng) mặc dù có nhiều hành vi bị cho là phạm tội, xảy ra trên nhiều địa bàn, có nhiều nạn nhân, nhưng vì chỉ tồn tại một quan hệ pháp lý hình sự khi đã xâm phạm đến thể chất Người khác (Tính mạng, sức khỏe), và quan trọng hơn những hành vi này có liên quan đến nhau, Khoa học pháp lý hình sự gọi là "Hành vi phạm tội liên hoàn" - Nên tất cả những hành vi phạm tội vừa nêu, chỉ thuộc về một Vụ án hình sự, sẽ do một Cơ quan điều tra khởi tố, một Viện kiểm sát truy tố, một Tòa án xét xử theo trình tự sơ thẩm. Theo đó, như ví dụ vừa nêu, thì Vụ án sẽ do Cơ quan Công an Tp.HCM hoặc Công an Bình Dương tiến hành điều tra, đề nghị truy tố Ông A cùng về các hành vi như đã nêu trong một Vụ án hình sự, mà không có chuyện, Công an Tp.HCM điều tra, đề nghị truy tố Ông A vì đã gây thương tích cho Chị C, còn Công an Bình Dương thì lại điều tra, đề nghị truy tố Ông A vì đã gây thương tích cho Anh B. Vụ án của Bà Hằng cũng tương tự như vậy! 

   Cơ sở pháp lý nào luận chứng cho kết luận vừa nêu?! Thực ra, để kết luận được vấn đề, thì đầu tiên phải đặt ra Câu hỏi cho vấn đề một cách chính xác và đơn giản. Khi đặt vấn đề đã chính xác và đơn giản rồi, thì cách giải quyết nó, càng vô cùng giản đơn. Bà Hằng bị cho là đã có hành vi có dấu hiệu thuộc hành vi khách quan quy định tại Điều 331 Bộ luật hình sự 2015 (Sửa đổi 2017, hiệu lực 2018) đó là hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân" - Hành vi này được cho là xảy ra trong một thời gian liên tục, tại hai địa điểm là Bình Dương và Tp.HCM. Như vậy, câu hỏi đặt ra phải là: Trường hợp tội phạm được thực hiện, xảy ra ở nhiều nơi khác nhau, thì Cơ quan nào có thẩm quyền điều tra; Hoặc hỏi cách khác: Nếu hành vi phạm tội thuộc thẩm quyền điều tra của nhiều Cơ quan, thì giải quyết thế nào?! Đấy - Bản chất vấn đề chỉ có vậy, cho nên không có gì mà phải dẫn chiếu hết điều nọ đến khoản kia, rồi nào là nhập hay tách vụ án, hết sức lằng nhằng, mà cuối cùng vẫn không chốt lại được vấn đề. 

   Để trả lời câu hỏi vừa nêu - Điều 163.4 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, quy định: "Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau... thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt". Như vậy - Theo đó, trong vụ việc của Bà Hằng, bị cho là có dấu hiệu phạm tội hình sự, và hành vi được thực hiện tại cả Bình Dương và Tp.HCM, thì Cơ quan tiến hành tố tụng một trong hai nơi này đều có thẩm quyền thụ lý giải quyết, nhưng chỉ một trong hai mà thôi, chứ không phải đồng thời cả hai, vì Điều 163.4 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 vừa nêu đã dùng từ "HOẶC" chứ không phải từ "VÀ". Cũng chính bởi thế, khi Vụ án đã được Công an Tp.HCM khởi tố và bắt tạm giam Bà Hằng, thì Công an Bình Dương không được quyền khởi tố, điều tra nữa, trừ khi điều tra về những tội danh khác, vì Công an Tp.HCM sẽ có trách nhiệm điều tra tòan diện vụ án, đối với cả những hành vi không xảy ra trên địa phận Tp.HCM, vì đã thuộc trường hợp "Tội phạm được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau". Lưu ý: Bài viết này chỉ luận giải về phương diện tố tụng hình sự, mà không đề cập đến luật hình sự về hành vi của Bà Hằng, vì những vấn đề này, đã nêu trong các Bài viết khác. 

Viết tại Sài Gòn, ngày 23/4/2022 - Luật sư: Đặng Bá Kỹ!

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo