Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

XIN GỞI LỜI CHÀO NHÀ NGHIÊN CỨU XỨ NGHỆ ĐÀO TAM TĨNH

Xin gởi lời chào nhà nghiên cứu xứ Nghệ Đào Tam Tĩnh Theo bài viết Quả chuông đền Chúc Thánh và bài thơ Bình Thanh tự sự, nhà thờ Nguyễn Thi...

Xin gởi lời chào nhà nghiên cứu xứ Nghệ Đào Tam Tĩnh

Theo bài viết Quả chuông đền Chúc Thánh và bài thơ Bình Thanh tự sự, nhà thờ Nguyễn Thiếp thì bài thơ Bình Thanh Tự Sự nào đó được gắn cho Nguyễn Thiếp, là “Bản chụp bài thơ gốc do ông Nguyễn Vân Liên gửi kèm bản dịch thơ cho chúng tôi. Gần đây tôi có nhờ ông Đào Tam Tĩnh, nguyên Giám đốc Thư viện Nghệ An rà soát, dịch và phiên âm.”

Xem >> http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/qua-chuong-den-chuc-thanh-va-bai-tho-binh-thanh-tu-sunha-tho-nguyen-thiep-1633232907.html

Xin gởi lời chào nhà nghiên cứu xứ Nghệ Đào Tam Tĩnh



Xin ông Đào Tam Tĩnh cho biết là chữ Hán 魄 ở cuối ở câu 6, diễn âm Hán Việt là Phách 魄, tức là như trong câu “失魂落魄 Thất hồn lạc phách” mà người Việt Nam chúng ta thường nói và viết. Thế thì thần hồn nát thần tính như thế nào, mà ông đọc diễn âm chữ Phách 魄 thành ra chữ Hồn 魂 được vậy ?



Có phải ông cần diễn âm chữ Hán 魄 Phách thành ra là Hồn thì đọc câu 6 mới vần điệu với câu 5, chứ ngược lại, nếu mà ông diễn âm chuẩn và đúng chữ Hán 魄 ra là chữ Phách, thì hoá ra câu 5 + 6 mà đọc là “Quân hành tưởng tự thiên nhi giáng, Tặc chúng tướng vong khủng thất PHÁCH” là lạc vần, và người ta lại phải sửng sốt là cụ Nguyễn Thiếp giỏi chữ Hán thế nào, mà làm sao gieo thơ lạc vần đúng không ?



Còn vài điều nữa về bài thơ này mà mình sẽ định để cho ông Đào Tam Tĩnh lên tiếng, rồi sẽ hỏi tiếp nữa, vì bài viết ghi ông là người đã “rà soát, dịch và phiên âm” mà. Bạn mà đọc xong có khi sẽ ngẩn ngơ luôn. Bạn lưu ý bài thơ này còn được ký tên là Nguyễn Thiếp và còn đóng cả dấu ấn nào nữa kìa.



Vậy mình thắc mắc, là làm thế nào một Giám đốc Thư Viện Nghệ An, chắc lại là một ông đồ xứ Nghệ, làm sao mà diễn âm chữ Phách 魄 thành ra chữ Hồn 魂 hay vậy ?



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi



Thanks

Brian


Không có nhận xét nào

Quảng Cáo