Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SỰ THẬT CHO KIỀU GIANG

Về sự kiện cơm tấm Kiều Giang, tôi nghĩ những tờ báo đã thông tin “phụ gia lạ” nên có một lời đính chính để không những trả lại sự trinh bạc...

Về sự kiện cơm tấm Kiều Giang, tôi nghĩ những tờ báo đã thông tin “phụ gia lạ” nên có một lời đính chính để không những trả lại sự trinh bạch cho doanh nghiệp mà còn chứng minh sự vô can của mình. Vì dù vô tình hay cố ý, chỉ ba từ “phụ gia lạ” này đã găm vào nỗi sợ hãi của người dùng, trực tiếp bức hại Kiều Giang với doanh số bán hàng giảm 70%, theo lời chủ doanh nghiệp. 

Các tít báo giật ở thời điểm đi với đoàn kiểm tra như một nguồn tin trực tiếp. Khi đã có kết luận từ chính đơn vị kiểm tra, phụ gia đó chính là đường, bột ngọt… mà Kiều Giang đã cung cấp được chứng từ nguồn gốc. Sai lầm của các tờ báo là có thật và công bằng với thông tin là trách nhiệm của họ.
 
Nếu không đính chính, càng dấy lên nghi ngại về kịch bản “gắp lửa bỏ tay người”. Tương tự như sự cố đấm ăn xôi của đoàn kiểm tra với 3 lỗi của Kiều Giang: Gạch vỡ, có côn trùng trong bếp và 5 nhân viên không đeo khẩu trang. Đây tất nhiên là lỗi và DN có trách nhiệm khắc phục. Nhưng cảm giác đây là động thái bới lông tìm vết, đao to búa lớn để “khỏa lấp” ma trận thông tin rùng rợn trước đó. 

Cần phải nói rõ sự phi logic của các dòng tin. Bởi vì khi tạo được một thương hiệu. Thì giá trị thương hiệu là cực lớn. Nói công bằng, cơm tấm KG đắt hơn các nơi khác vì ngon hơn, không gian sang hơn và đương nhiên là đắt nhờ giá trị thương hiệu đó. Họ không việc gì phải ăn gian phụ gia để ảnh hưởng đến thương hiệu truyền thống giúp bao thế hệ làm giàu chân chính. Đó là hành động tự sát. 

Với sự mẫn cảm của người Việt, đây là một ca “ngộ độc thông tin”. DN mất khách hàng, người tiêu dùng mất một kênh phân phối sạch và chuyển sang sử dụng những nguồn khác nguy hại hơn. Nhất là, trong bối cảnh thực phẩm bẩn bủa vây, dù vô tình hay cố ý chặt đứt một sợi dây liên kết bền chặt giữa thương hiệu sạch và người tiêu dùng như vụ KG, là một tội ác. 

Không có truyền thông bất lương, khi không có con người bất lương. Trong thời buổi cạnh tranh thông tin, báo chí cũng là một DN chịu sự chọn lọc, đào thải của người đọc, số phận nằm trong tay người đọc. Cũng tương tự số phận DN thực phẩm. 

Khi một minh ma quỷ Masan-Vinastas-vài cá nhân ở báo Thanh Niên còn toan giết chết cả một ngành nước mắm truyền thống bằng đòn khốc hại thì truyền thông bất lương có thể đến từ bất kỳ phía nào. Nó sẽ đẩy cả DN lẫn người dùng vào cảnh “được vạ má đã sưng”, đoạn trường mất mát. 

Dù sao, sự thật vẫn là duy nhất và không một thông tin bẩn nào có thể lẻn vào bên trong nó được.

Nguyễn Tiến Tường



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo