Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Về thầy Yoshiharu Tsuboi và quyển Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa

Về thầy Yoshiharu Tsuboi và quyển Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa #thay_yoshiharu_tsuboi #nuoc_dai_nam_doi_dien_voi_phap_va_trun...

Về thầy Yoshiharu Tsuboi và quyển Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa

#thay_yoshiharu_tsuboi #nuoc_dai_nam_doi_dien_voi_phap_va_trung_hoa

Mình đã đọc xong quyển này và cảm nhận của mình là đọc lần đầu tiên, mình rất ấn tượng.  Đọc lần thứ 2 khi tra lại sử Việt, mình thấy bị lừa gạt.  Đọc lần thứ 3 từ đầu tới cuối, mình thấy không có gì cần phản luận, vì những thuyết thầy Tsuboi đưa ra rất lõng lẻo và phần lớn, dạng đao to búa lớn, kiểu viết của các nhà nghiên cứu sử học tại Việt Nam mà mình đã đọc.

Mình không hiểu nhà văn Nguyên Ngọc đã đọc quyển sách này bao nhiêu lần để mà khen nó lên tới mây ? Thầy Nguyễn Đình Đầu không có trình độ về Hán Nôm, và xem ra khi dịch quyển này, mà lại viết trong Lời Người Dịch là có đọc lại từng sử kiện trong Đại Nam Thực Lục và Đại Nam Liệt Truyện để kiểm tra thật là nực cười vì mình đọc tới đâu thấy đầy sự cắt xén sử kiện tới đó.  Mình không hiểu thầy Nguyễn Đình Đầu đã đọc sử Đại Nam Thực Lục ra sao ? Còn vụ thầy viết là nhóm dịch giả có đọc bản Hán ngữ thì nếu thầy Nguyễn Đình Đầu không biết gì về Hán Nôm, mình nghĩ thầy cần xin lỗi độc giả người Việt.  Bởi vì nếu thầy có đọc bản Hán ngữ, thầy đã có thể dễ dàng từ chối dịch thuật quyển sách này, vì nó đầy sự cắt xén và dịch bậy sử kiện trong ấy.

Riêng thầy Tsuboi, mình nghĩ thầy, lẫn trường Wasada, và trường đại học Paris nào đó, nên lên tiếng mà xin lỗi độc giả người Việt, cụ thể là mình (Brian Wu).  Bởi vì trong công cuộc nghiên cứu sử Việt này, thầy Tsuboi đã vi phạm sự đạo đức và trách nhiệm tối thiểu của một nghiên cứu sinh sử học, đó là trích sử thì phải trích cho đúng, chứ không là cắt xén / chỉnh sửa sử kiện để làm cứ liệu ủng hộ cho thuyết của mình.  Đó là sự tệ hại trong việc nghiên cứu học thuật, mà chắc một sinh viên người Nhật trong môi trường học thuật Nhật Bản không bao giờ làm, huống hồ gì thầy còn đi học cả ở trường Tây bên Pháp.

Thầy Tsuboi trích dịch bằng cách cắt xén / chỉnh sửa sử kiện trong sử Việt để đưa đến các thuyết mà thầy nêu ra về sử thời Tự Đức như vậy là thầy giết sử Việt.  Mình chưa cần bàn đến việc thầy có cắt xén / kiểm tra các nguồn sử liệu Pháp ngữ chưa, nhưng chỉ nội việc thầy cắt xén / chỉnh sửa sử Việt như vậy đã là một việc làm đáng xấu hổ của một giáo sư danh tiếng thuộc trường đại học danh tiếng Wasada.  Mình nghĩ mình có quyền chê luôn các thầy Trần Văn Giàu, thầy Georges Condominas nào đó, nhà văn Nguyên Ngọc, thầy Nguyễn Đình Đầu, là các thầy đã đọc ra sao mà lại khen một quyển sách trong đó tác giả đã cắt xén sử Việt không thương tiếc, như vậy nó cho thấy các thầy chưa bao giờ đọc sử gì cả, mà các thầy chỉ chạy theo bệnh thành tích, các thầy chỉ thích đọc những câu văn hoa mỹ nào đó như dạng văn chương, chứ không hẳn là các thầy đã thưởng thức một quyển sách sử theo đúng với truyền thống đọc sử và nghiên cứu về sử.

Đúng là người Việt mình, ai cũng ngán dạng sách của các sử gia Hà Nội, những vị bồi bút chế độ mà đòi làm thầy thiên hạ.  Nhưng không vì vậy mà người ta có quyền "đẻ" ra những thuyết sử Việt hấp dẫn khác bằng cách cắt xén / chỉnh sửa sử Việt tùy tiện.  Đã 30 năm nay, đáng ra ai đó nên lên tiếng phản đối thầy Tsuboi đã giết sử Việt, chứ làm thế nào mà vì họ ngán sử của sử gia Hà Nội, mà lại tung hô cho thứ sử cắt xén chỉnh sửa vô trách nhiệm như quyển này của thầy Tsuboi nhỉ ? 

Mình không biết thầy Tsuboi sẽ nghĩ gì khi thầy đọc những bài này (hay ai đó nói cho thầy nghe về những bài này).  Mình cũng không biết trường Wasada họ nghĩ sao về một giáo sư sử học danh tiếng của trường họ lại vô trách nhiệm như vậy với sử Việt.  Nhưng mình biết chắc một điều, ít nhất là trong 100 triệu người Việt, có được 1 người như mình đã đứng lên và viết bài phê phán sự vô trách nhiệm của thầy Tsuboi trong việc trân trọng sử Việt.  Vâng, các bạn có thể ghét mình, các bạn có thể chê mình mất dạy vì mình nặng lời với bọn người bậc đại thụ mà đầu độc kiến thức sử học của người trẻ Việt, nhưng ít nhất mình dám tự mình viết những dòng status chữ Việt này, để bảo vệ sử Việt.  

Vậy với các bạn trẻ yêu mến sử Việt, mình khuyên các bạn nên tránh đọc quyển sách này.  Quyển này có thể là một quyển sách hấp dẫn từ 30 năm nay, và thầy cô của các bạn có thể tung hô nó, nhưng mình đã tự đọc, tự dò lại sử, và xin thưa với các bạn, quyển này nó cũng tệ như quyển Sử Việt 12 Khúc Tráng Ca của bạn Dũng Phan khi xưa.  Nhưng trong khi DP là một người "tay ngang" viết sử nên viết sai đầy về sử, thì ngược lại, thầy Tsuboi biết rất rõ về sử nhưng thầy cố tình cắt xén / chỉnh sửa sử kiện hay trích dịch sai cả sử kiện.  Đừng đến với sử bằng việc đọc những quyển sách dạng thuốc độc bọc đường này bạn ạ.  Có khi ngay cả thầy cô của bạn cũng chưa bao giờ đọc về sử cả mặc dù họ giảng đầy về thứ sử mà người ta đã dạy họ.  Hãy tự học đi bạn, hãy hỏi, hãy tranh đấu và bảo vệ sử Việt.  Chúng ta là những người trẻ tự hào là con Rồng cháu Tiên của một nước Việt.  Chúng ta có ăn có học, chứ không phải là bọn bình dân học vụ, bọn người đại thụ viết bậy mà đòi làm thầy chúng ta.  Hãy nói không với các sách "truyền cảm hứng" dã sử.  Và hãy nói không với những nhà nghiên cứu cắt xén / chỉnh sửa sử kiện.  Cả 2 thái cực ấy chẳng có gì để giúp chúng ta nâng cao kiến thức về sử học, mà ngược lại, chúng còn làm cho chúng ta trở thành những thằng bù nhìn, và càng ngày càng trở nên dốt hơn về kiến thức sử học nước nhà.  

Mình nghĩ thầy Tsuboi nên xấu hổ vì bài luận án tiến sĩ này của thầy.  Nó đã được viết hơn 30 năm rồi và đã được tái bản đến 4 lần tại Việt Nam.  Có lẽ độc giả Việt Nam đang chờ thầy Tsuboi, trường Wasada, và trường đại học Paris nói lời xin lỗi cho người Việt.  Vì nếu thầy và các nhà trường thật sự có tấm lòng với sử Việt, họ hãy nên xin lỗi vì sự vô trách nhiệm trong việc làm này, và hãy tự cùng nhau mà viết lại quyển này hoặc tự họp giải quyết gì đó cùng nhau.  Đừng để người Việt đã phải sống với bọn bồi bút sử gia chế độ, mà lại còn phải sống với sự nghi kỵ rằng là các giáo sư nước ngoài cũng mất cả tinh thần trách nhiệm lẫn đạo đức nghề nghiệp trong công cuộc nghiên cứu sử học Việt Nam.  

Regards,

Brian



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo