Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

DI SẢN LỚN NHỨT CỦA TT DONALD TRUMP TRONG NỀN TƯ PHÁP CỦA NƯỚC MỸ TỰ DO

DI SẢN LỚN NHỨT CỦA TT DONALD TRUMP TRONG NỀN TƯ PHÁP CỦA NƯỚC MỸ TỰ DO Nước Mỹ là nước pháp trị, thay đổi trong hệ thống Tư Pháp mang...

DI SẢN LỚN NHỨT CỦA TT DONALD TRUMP TRONG NỀN TƯ PHÁP CỦA NƯỚC MỸ TỰ DO

Nước Mỹ là nước pháp trị, thay đổi trong hệ thống Tư Pháp mang lại những hệ quả rất lớn trong mọi lãnh vực của cuộc sống tại Mỹ, từ chánh trị, kinh tế, xã hội cho đến tôn giáo, văn hóa, giáo dục... Nhìn từ góc độ này, TT Trump sẽ là Tổng thống để lại dấu ấn lớn nhứt lịch sử Mỹ thời hiện đại.

1/ TỐI CAO PHÁP VIỆN MỸ:
Đây là định chế tại Mỹ có thẩm quyền duy nhứt giải thích Hiến pháp; có thẩm quyền đưa ra phán quyết về các đạo luật của Tổng thống, các văn bản của Quốc hội lưỡng viện là vi phạm Hiến pháp hay không (nếu vi Hiến, tức trở thành vô hiệu); giải quyết chung cuộc đối với những vụ kiện cấp liên bang; và kiện cáo trong quan hệ đối ngoại với các nước.

Việc đề cử thẩm phán mới vào trong Tối cao Pháp viện là do Tổng thống, việc phê duyệt đề cử là do Thượng viện (Hạ viện không có thẩm quyền này). May cho TT Trump là mọi việc đề cử của ông khá thuận lợi vì đảng Cộng hòa hiện nay đang nắm đa số trong Thượng viện (53 thượng nghị sĩ CH trong tổng số 100 thượng nghị sĩ).

Thẩm phán của Tối cao Pháp viện có nhiệm kỳ suốt đời (kêu bằng là đã bổ nhiệm rồi, thì ..."hạ thủ bất hườn", không thay thế được nữa trừ phi xin từ nhiệm vì sức khỏe, hoặc phạm tội đại hình như phản quốc chẳng hạn). Tối cao Pháp viện Mỹ được qui định gồm cả thảy 9 vị thẩm phán:
* 5 vị thẩm phán do bên Cộng hòa đề cử:
Ông John Roberts (Chánh án, 64 tuổi), ông Clarence Thomas (71 tuổi), ông Samuel Alito (69 tuổi), ông Neil Gorsuch (52 tuổi), ông Brett Kavanaugh (54 tuổi).
* 4 vị thẩm phán do bên Dân chủ đề cử:
Bà Ruth Bader Ginsburg (86 tuổi), ông Stephen Breyer (81 tuổi), bà Sonia Sotomayo (65 tuổi), bà Elena Kagan (59 tuổi).

Chỉ mới trong ba năm của nhiệm kỳ đầu, TT Trump đã thành công trong việc đề cử 2 thẩm phán tối cao (Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh). Trong năm 2020, và có thể tái đắc cử nhiệm kỳ 2, TT Trump sẽ còn có cơ hội đưa thêm thẩm phán vào thay chỗ những vị đã cao tuổi, già yếu - như bà Ruth Bader Ginsburg, ông Stephen Breyer, cả hai đều do bên DC đề cử trước đây. Và do đó, số thẩm phán theo quan điểm truyền thống/chính thống (conservative) (*) từ 5 vị hiện nay có thể lên đến 7 vị (trong tổng số 9 vị)!

Quan điểm "truyền thống/chính thống" (conservative) thiên về gìn giữ & bảo vệ những giá trị tạo nền tảng cho nền dân chủ chánh trị Mỹ từ thời lập quốc (trong đó có giá trị nhân quyền xuất phát từ xác tín "In God we trust", "con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa"...).

2/ HỆ THỐNG TÒA ÁN CẤP LIÊN BANG:
* Tổng cộng cho đến nay, TT Trump đã bổ nhiệm 187 quan tòa cấp liên bang, tất cả đều được Thượng viện phê chuẩn.

* Ngoài ra, ở Mỹ có 13 Tòa phá án (appeals court) mà địa phận trách nhiệm bao gồm nhiều tiểu bang, là cấp tòa cao nhất, chỉ dưới Tối cao Pháp Viện. Một phần tư quan tòa cấp này, hay 50 ông, o TT Trump bổ nhiệm, đây là con số cao nhứt so với các tổng thống tiền nhiệm.

Chẳng hạn, tại Tòa phá án của khu vực 9 (bao gồm 9 tiểu bang miền tây, trong đó có California, Oregon, Washington), TT Trump đã bổ nhiệm tới 9 quan tòa "conservative" (trước đây Tòa này chỉ có 3 vị conservative). TT Trump mà tại chức cho tới cuối 2024 thì ông sẽ có thể bổ nhiệm đa số quan tòa conservative vào Tòa này (cả thảy 29 vị). Khi đó, những vụ kiện cáo về di dân lậu, trợ cấp, Obamacare hay phá thai vô tội vạ (thường do bên đảng DC hậu thuẫn)... sẽ bị chặn, bác bỏ nhiều hơn.

Nên nhớ: quan tòa ở cấp liên bang, quan tòa ở Tối cao Pháp viện có nhiệm kỳ vĩnh viễn.
Thành thử tới một năm nào đó, chưa biết được, mà đảng DC giành lại chiếc ghế Tổng thống thì họ cũng sẽ đụng phải hệ thống quan tòa có quan điểm conservative (kiên vững giá trị Tự Do trưởng thành, thay vì sự tự do bị diễn giải một cách nông nổi).

Và đó là di sản lâu bền trong mấy chục năm nữa mà TT Donald Trump để lại, cho dù ông có phải rời khỏi Tòa Bạch cung vào... cuối năm 2024 đi nữa.

Nguyễn Chương MT
-----------------------------------------------------------------
(*) Conservative, thường được dịch là "bảo thủ", nhưng nhiều người nhầm lẫn chữ này với "thủ cựu".
"Thủ cựu" là khư khư giữ lại cái cũ. Trong khi đó, "bảo thủ" là bảo vệ và gìn giữ, nghĩa là chấp nhận sự thay đổi nhưng vẫn giữ gìn truyền thống. "Conservative" đồng nghĩa với "traditional", "orthodox".





Không có nhận xét nào

Quảng Cáo