Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NỀN GIÁO DỤC TỐT ĐẸP ĐÃ TỪNG CÓ

NỀN GIÁO DỤC TỐT ĐẸP ĐÃ TỪNG CÓ Thời Đệ nhất cộng hoà tại miền Nam, phải nói là giáo dục đã được thiết kế khá khoa học và với nội dung...

NỀN GIÁO DỤC TỐT ĐẸP ĐÃ TỪNG CÓ

Thời Đệ nhất cộng hoà tại miền Nam, phải nói là giáo dục đã được thiết kế khá khoa học và với nội dung chương trình tiếp cận được với nền tảng của các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp.

Thời kỳ này (tính từ 1955 tới 1963), sau đó là thời Đệ nhị cộng hoà kéo dài tới 1972 cũng gần như kế thừa toàn bộ, nhưng chỉ lược bớt đi một số vấn đề được cho là nặng so với người học.

Trung học được chia thành hai cấp: Đệ nhất cấp, học 4 năm (Đệ thất, lớp 6; Đệ lục, lớp 7; Đệ ngũ, lớp 8; Đệ tứ, lớp 9) và Đệ nhị cấp, học 3 năm (Đệ tam, lớp 10; Đệ nhị, lớp 11 và Đệ nhất, lớp 12). Riêng hệ Đệ nhị cấp (Trung học Phổ thông bây giờ) được chia thành nhiều ban, trong đó có các Ban Văn chương sinh ngữ; Ban Văn chương cổ ngữ; Ban Khoa học Toán; Ban Khoa học thực nghiệm.

Trong Ban Văn chương (các ban khác cũng tương tự nhưng lượng học ít hơn) sẽ đào tào những nội dung vô cùng quan trọng và được đánh giá là tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến trên thế giới:

1. Tâm lý học
Tri giác. Cảm giác và hình ảnh. Phán đoán và suy luận. Liên tưởng. Ký ức. Trí tưởng tượng. Chú ý. Khoái lạc và đau khổ tinh thần và vật chất. Cảm xúc. Đam mê. Ý thức. Vô ý thức. Nhân cách. Nhân vị. Bản năng. Tập quán. Ý chí. Tình hình. Lý trí và tự do.

2. Luận lý học
Những nguyên tắc căn bản của lý trí.
Phương pháp thông thường của tư tưởng: trực giác và suy luận. Diễn dịch và quy nạp. Phân tích và tổng hợp.
Toán pháp.
Khoa học thực nghiệm. Một vài thí dụ về những thuyết lớn thuộc Vật lý, Hoá học và Sinh lý học hiện đại.
Khoa học nhân văn: Tâm lý học, Sử ký và Xã hội học.

3. Đạo đức học
Vấn đề đạo đức. Đạo đức và khoa học.
Lương tâm: bản chất và giá trị.
Bổn phận và quyền lợi. Trách nhiệm.
Công lý và bác ái.
Các quan niệm lớn của đời sống đạo đức Đông và Tây.
Đạo đức và đời sống cá nhân. Thân thể và tinh thần. Nhân phẩm. Nhân vị và cộng đồng.
Đạo đức và đời sống gia đình: Gia đình. Vấn đề hôn nhân và vấn đề sinh sản.
Đạo đức và kinh tế. Phân công. Liên đới. Nghề nghiệp, vấn đề xã hội.
Đạo đức và chính trị. Chủ nghĩa “Dân vi quý” của Mạnh Tử. Tự do và bình đẳng. Tổ quốc, quốc gia, nhà nước (Patrie - Nation - Etat).
Luật pháp. Quyền lợi và bổn phận của công dân. Vấn đề dân tộc thiểu số.
Dạo đức và giao thiệp quốc tế.
Nhân loại. Bổn phận đối với nhân loại.
Thuyết “nhân ái” của Khổng Tử. Thuyết “Từ bi” của Phật giáo. Thuyết “Bác ái” của Thiên Chúa giáo.

4. Triết học (đến 1972 đổi thành Siêu hình học).
Nhận thức luận, những nguyên tắc căn bản của lý trí.
Vấn đề chân lý.
Triết học và khoa học. Triết học và đạo đức. Triết học và tôn giáo.
Không gian và thời gian. Vật chất.
Sự sống. Tinh thần. Tự do. Nhân vị và giá trị.
Thượng đế.
Triết học Phương Đông - Không Tử, Mạnh Tử và Lão Tử, Phật nguyên thuỷ.
Về tác phẩm triết học: phải đọc hai tác phẩm triết học - một tác phẩm của Phương Tây và một tác phẩm của Phương Đông và sau đó cùng thảo luận về tác phẩm.
Phương Tây: Plato, Aristotle, Marc Aurele, Descartes, Pascal, Rousseau, CI Bernard, Bergson, Mounier, Gabriel Marcel.
Phương Đông: Tứ thư. Đạo đức kinh. Dharma Pada. Khoá hư lục.

Trên đây là sơ bộ về chương trình học hệ trung học (cấp 2 và cấp 3 bây giờ) thời Việt Nam Cộng Hoà, với mục đích “Nhân bản, Dân tộc, Khai phóng” làm nền tảng căn bản và chi phối toàn bộ nền giáo dục.

Và thử nhìn vào nội dung giáo dục mới thấy học sinh đã được học những giá trị cơ bản về con người và tự nhiên, học về luận lý và triết học Đông Tây đa dạng và phong phú, thực chất. Văn học được học những tác phẩm với nhiều thời kỳ và trường phái khác nhau. Các ngôi trường không đào tạo bất kỳ tư tưởng về lãnh tụ hay đảng phái nào mà chỉ có Tổ quốc và con người là trung tâm để so chiếu.

Đến thời kỳ sau 1975, giáo dục của chúng ta học văn chủ yếu là các tác phẩm cách mạng; học về Đảng quá nhiều và chủ yếu ca tụng lãnh tụ cộng sản lẫn công trạng của cuộc cách mạng giải phóng này. Đến nỗi gần như nó chiếm hết toàn bộ các nội dung đào tạo (được gọi là môn Ngữ Văn) và học sinh phổ thông không được học về triết học hay đạo đức, luận lý học. Bây giờ học sinh mở mồm ra là chửi bậy, tục tĩu, hung bạo, bị bạo hành về thể xác và tinh thần, đầy sợ hãi và lúc nào cũng chỉ biết Đảng, lãnh tụ là chân lý của mình.

Lê Luân



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo