Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

HOÃN HỌC HAY KHÔNG HOÃN HỌC & NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÓ KHĂN, CHÚNG TA RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

HOÃN HỌC HAY KHÔNG HOÃN HỌC & NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÓ KHĂN, CHÚNG TA RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO? Mấy ngày qua, đa số phụ huynh đã lên tiếng ...

HOÃN HỌC HAY KHÔNG HOÃN HỌC & NHỮNG TÌNH HUỐNG KHÓ KHĂN, CHÚNG TA RA QUYẾT ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO?

Mấy ngày qua, đa số phụ huynh đã lên tiếng mong muốn hoãn ngày học. Theo kết quả khảo sát từ Vietnamnet, có hơn 75% trên 16,000 người, chọn hoãn ngày học. Tôi cũng quan sát con số 70%-80% cùng ý kiến hoãn học này trên Facebook của tôi.

Tuy vậy cũng có những ý kiến trái chiều như dịch coronavirus chưa nguy hiểm tại Việt Nam, nghĩ học thì ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình, cha mẹ phải nghỉ theo, công ăn việc làm ảnh hưởng, kinh tế ảnh hưởng. 

Tất cả những ý kiến trái chiều và đa dạng này đều có lý, đều đúng nếu xét theo góc nhìn, quan điểm của từng người. 

Như vậy, chúng ta quyết định như thế nào? 
Status này này nhằm giải thích và minh họa cho việc chúng ta lựa chọn quyết định.
Ghi chú: các ví dụ và con số là hoàn toàn ngẫu nhiên dùng để minh họa cho bài. Hoàn toàn không có 1 ám chỉ gián tiếp hay trực tiếp nào. 

VÍ DỤ 1: ANH HÙNG VÀ TRÒ CHƠI AI LÀ TRIỆU PHÚ. 

** Người chơi, anh Hùng, đang có 80 triệu và chuẩn bị trả lời câu cuối cùng trong trò chơi Ai là triệu phú.
Trả lời đúng thì được thêm 40 triệu, thành 120 triệu. Trả lời sai thì mất 80 triệu. Nếu dừng cuộc chơi, không trả lời anh Hùng không được thêm tiền, và vì thế còn sở hữu 80 triệu. 
Chẳng may, anh ấy không biết gì, không có chút kiến thức gì về câu này. Anh ấy dùng quyền loại bớt 2 đáp án. Sau khi loại, còn lại 2 đáp án a và c.
Lúc này anh Hùng cần quyết định: chơi tiếp tức là trả lời câu hỏi, hay dừng cuộc chơi..

Vì chỉ còn 2 đáp án, nên xác suất anh Hùng chọn được đáp án đúng là 50%, và xác suất chọn đáp án sai cũng là 50%.
Nếu trả lời đúng anh Hùng được +40 triệu. 
Nếu trả lời sai anh Hùng được: -80 triệu.
Như vậy kết quả kỳ vọng của hành động tiếp tục cuộc chơi sẽ là = 50%*40+ 50*(-80) = -20 triệu.

Như vậy, nếu chỉ quan tâm đến tiền, không quan tâm gì khác, quyết định tối ưu là: nên dừng cuộc chơi 

** Trong trường hợp anh Hùng đánh giá cao chức danh “Người thắng cuộc của chương trình CNKD”, thì câu chuyện sẽ khác đi. Nếu có chức danh này, anh Hùng sẽ rất tự hào về bản thân, lên FB khoe hay vô bàn nhậu chém phần phật. Vì thế anh lượng giá chức danh này giá 100 triệu. ( Vì anh nghĩ, có tiền cũng chưa chắc mua được.)
Như vậy nếu trả lời đúng anh Hùng sẽ nhận được = 40 + 100 = 140 triệu.
Trong trường hợp này, kết quả kỳ vọng sẽ là = 50%*140 + 50%*(-80) = 30 triệu. 
Quyết định tối ưu trong trường hợp này: Anh Hùng nên trả lời. 

VÍ DỤ 2: ANH DŨNG BUÔN BIA 

** Tháng 6 2020, bạn bè rủ anh Dũng hùn 100 triệu, buôn bia trước tết. Anh Dũng nói phải được 10 triệu tiền lời thì mới anh tiến hành.
Ban cố vấn cung cấp cho anh các xác suất sau đây.
50% xác suất trời nắng, anh Dũng sẽ lời 25%, tức là +25 triệu. 
30% xác suất trời bình thường, anh Dũng sẽ lời 10%, tức là +15 triệu
20% xác suất trời mưa, anh Dũng sẽ lỗ 10%, tức là -10 triệu.
Kết quả kỳ vọng = 50%*25 + 30%*15 +20%*(-10) = 12.5 + 4.5 -2 = 14.5 triệu.
Kết quả này kiến nghị Anh Dũng nên hùn vốn. 

** Tuy vậy, sau đó vài ngày, Ban cố vấn có thông tin Nhà nước sẽ ban hành Nghị Định 100, chống lái xe sau khi uống bia rượu. Xác suất của việc ra nghị định 100 trước tết là khá cao, với xác suất 50%. Và khi có nghị định, thì bất kể trời nắng hay mưa, anh Dũng sẽ lỗ 40%.
Khi đó xác suất mới như sau:
25% không nghị định, trời nắng, anh Dũng sẽ lời 25%, tức là +25 triệu. 
15% không nghị định, trời bình thường, anh Dũng sẽ lời 10%, tức là +15 triệu
10% không nghị định, trời mưa, anh Dũng sẽ lỗ 10%, tức là -10 triệu.
50% xác suất ra nghị định, anh Dũng sẽ lỗ 40%, tức là -40 triệu.

Kết quả kỳ vọng = 25%*25 + 15%*15 +10%*(-10) + 50%* (-40)= 6.25+ 2.25 -1 – 20 = -12.5 triệu.
Kết quả này kiến nghị, Anh Dũng không nên hùn vốn.

VÍ DỤ 3: BỆNH DỊCH CORONAVIRUS VÀ QUYẾT ĐỊNH HOÃN NGÀY NHẬP HỌC. 

Lần nữa xin được nhắc lại, những con số trong ví dụ minh họa này là hoàn toàn giả sử, chứ không mang 1 ám chỉ, 1 dự đoán nào cả.

Nếu hoãn ngày nhập học trong 1 tuần, thì sẽ ảnh hưởng tới doanh số của các doanh nghiệp, cá nhân có liên quan trực tiếp đến trường như xe đưa đón, cung cấp thức ăn cho trưởng; ảnh hưởng đến việc làm của cha mẹ, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, đến doanh số bán của các doanh nghiệp mà cha mẹ là quản lý hay nhân viên, công nhân. (Dĩ nhiên cũng có 1 số ngành được hưởng lợi). Giá sử, các chuyên gia dư đoán tổng thiệt hại cho nền kinh tế nếu hoãn ngày nhập học là 10,000 tỷ.

Nếu không hoãn ngày nhập học, thì sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế. Nhưng việc các cháu đi học trong tuần 3/10 – 9/10 có thể sẽ gây ra những sự lây nhiễm, và tử vong . Giả sử các nhà khoa học dự đoán được như sau:

- Trường hợp xấu nhất, xác suất 0.5% có  10,000 người nhiễm, 150 người mất. Chi phí điều trị và ngăn chặn: 5,000 tỷ
- Trường hợp xấu vừa, xác suất 5%, có 1000 người nhiễm, 15 người mất. Chi phí điều trị và ngăn chặn: 500 tỷ 
- Trường hợp xấu nhẹ, xác suất 20%: có 100 người nhiễm, không ai tử vong. Chi phí điều trị và ngăn chặn: 10 tỷ
- Trường hợp tốt nhất, xác suất: 74.5%: không có người nào bị nhiễm và không tử vong.

Bây giờ bắt đầu chúng ta cân nhắc để ra quyết định. 
Vấn đề quan trọng nhất, chúng ta đánh giá tính mạng con người là bao nhiêu?
Nếu chúng ta xem tính mạng là trên hết, là vô giá, thì chúng ta sẽ quyết định hoãn học, vì có xác suất 5.5% sẽ có người chết.

Và chúng ta còn có lựa chọn: tiền hóa tính mạng con người. Một mạng người tương đương bao nhiêu tỷ. Giả sử chuyên gia tính ra là 10 tỷ. (Chỉ là giả sử)

Khi đó xác suất xấu nhất: có 10,000 người nhiễm, 150 người mất. Chi phí điều trị và ngăn chặn: 5,000 tỷ. Sẽ tương đương với tiền là = 10 tỷ*150 + 5,000 tỷ = 6,500 tỷ.
Tính tương tự chúng ta sẽ ra giá trị của các xác suất còn lại.

Dùng phương pháp như hai ví dụ trên, chúng ta sẽ biết được quyết định tối ưu là hoãn nhập học hay không hoãn nhập học.

Ghi chú quan trọng: Để ra được quyết định, thì việc tính toán xác suất và dự đoán những tình huống là cực kỳ quan trọng. Nó cần phải có dữ liệu, mô hình, trải nghiệm và sự thông minh sắc bén của những người thực hiện.

Thân ái
LMC

Thứ tư ngày 5/2 tôi sẽ viết tiếp Tài Chính Cá nhân – bài 7 nhé. Mời các bạn đón đọc nhé. Thân ái.



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo