Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

SỰ THẬT VỀ BỨC HOẠ CỦA WHO?

SỰ THẬT VỀ BỨC HOẠ CỦA WHO? Rất nhiều người chia sẻ bức hoạ dưới đây và được cho là của WHO. Bức hoạ miêu tả một người đàn ông đeo khẩu tran...

SỰ THẬT VỀ BỨC HOẠ CỦA WHO?

Rất nhiều người chia sẻ bức hoạ dưới đây và được cho là của WHO.

Bức hoạ miêu tả một người đàn ông đeo khẩu trang và cầm máy đo nhiệt độ để kiểm tra một người đàn ông khác trong bối cảnh Coronavirus đang ngày càng nghiêm trọng.

Nhưng kì thực bức hoạ này là của một tác giả chuyên vẽ biếm hoạ người Thổ Nhĩ Kỳ gốc Bulgaria tên là Halit Kurtulmus Aytoslu.

Bức hoạ dựa theo tấm hình của phóng viên ảnh người Mĩ Eddie Adams chụp lại sự kiện chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một tù binh cộng sản.

Vào thời điểm đó, bức ảnh được in lại trên khắp thế giới và trở thành biểu tượng của sự tàn bạo và tình trạng hỗn loạn của chiến tranh.

Nó cũng củng cố niềm tin ngày càng gia tăng ở Mỹ về sự vô ích của cuộc chiến - rằng không thể chiến thắng.

Ben Wright, giám đốc truyền thông tại Trung tâm Tư liệu về Lịch sử Hoa Kỳ Dolph Briscoe, nói: "Có một cái gì đó trong bản chất của một bức ảnh tĩnh tác động sâu sắc đến người xem và đọng lại với họ."

Trung tâm này đặt tại Đại học Texas, Austin, là nơi lưu trữ các bức ảnh, tài liệu và thư từ của Adams.

"Các đoạn phim về cảnh nổ súng này, trong khi gây kinh ngạc, lại không gợi lên được cùng cảm giác về sự khẩn cấp và bi kịch ".

Nhưng bức ảnh đó đã không thể giải thích trọn vẹn cảnh tượng đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, hai ngày sau khi lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam và Việt Cộng tiến hành chiến dịch Tết Mậu Thân. Nhiều thành phố miền Nam bị bất ngờ.

Cuộc chiến trên đường phố khiến Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn loạn khi quân lực VNCH bắt được một người nghi là chỉ huy một nhóm quân Việt Cộng, Nguyễn Văn Lém, còn gọi là Bảy Lốp, cạnh một mồ chôn tập thể hơn 30 thường dân.

Adams bắt đầu chụp những bức ảnh khi ông Lém bị dẫn giải tới xe jeep của ông Loan.

Tướng Loan đứng bên cạnh ông Lém trước khi chĩa súng vào đầu tù binh.

Adams sau đó nhớ lại, "Tôi nghĩ ông ta sẽ đe dọa hoặc khủng bố người này, vì vậy tôi đưa máy ảnh lên và chụp hình. "

Ông Lém được cho là đã giết vợ và sáu đứa con của một đồng đội của ông Loan.

Vị tướng nổ súng.

"Nếu quý vị do dự, quý vị không thực hiện nhiệm vụ của mình, binh lính sẽ không theo quý vị," tướng Loan nói về hành động đột ngột của mình.

"Có hai người đã chết trong bức ảnh đó," Adams viết sau khi tướng Loan qua đời do ung thư vào năm 1998. "Ông tướng này giết một người Việt Cộng, còn tôi giết ông ta bằng máy ảnh của mình".

Tác giả của bức hoạ trong ngày hôm qua: 

https://www.facebook.com/halitaetos

Tổng hợp từ: https://www.cartoonmovement.com/p/7443

https://www.bbc.com/vietnamese/world-42869250




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo