Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TÔN GIÁO KHÔNG THỂ BỊ CHÍNH QUYỀN CAN THIỆP : ĐÓ LÀ NGUYÊN TẮC TRONG HIẾN PHÁP CÁC NƯỚC DÂN CHỦ.

TÔN GIÁO KHÔNG THỂ BỊ  CHÍNH QUYỀN CAN THIỆP : ĐÓ LÀ NGUYÊN TẮC TRONG HIẾN PHÁP CÁC NƯỚC  DÂN CHỦ. Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ...

TÔN GIÁO KHÔNG THỂ BỊ  CHÍNH QUYỀN CAN THIỆP : ĐÓ LÀ NGUYÊN TẮC TRONG HIẾN PHÁP CÁC NƯỚC  DÂN CHỦ.

Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ khẳng định: "Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí và quyền của dân chúng được hội họp và kiến nghị Chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình." Điều này đảm bảo việc tự do thực hành tôn giáo nhưng đồng thời ngăn chặn việc chính phủ thiết lập tôn giáo quốc gia. Tối cao Pháp viện đã giải thích đây là việc ngăn không cho chính phủ có bất cứ thẩm quyền nào trong tôn giáo.

Tôn giáo tại Hoa Kỳ đặc trưng bởi sự đa dạng các niềm tin và thực hành tôn giáo. Theo các cuộc thăm dò ý kiến gần đây, 76% tổng số dân Hoa Kỳ nhận họ theo Kitô giáo (trong đó, 52% theo Tin Lành, 24% theo Công giáo Rôma), 1% theo Do Thái giáo và 1% theo Tin Lành. Theo một cuộc khảo sát khác, 40% nói rằng họ tham dự các buổi lễ gần như mỗi tuần hoặc nhiều hơn, và 58% nói rằng họ cầu nguyện ít nhất mỗi tuần.

Đa số người Mỹ cho biết tôn giáo giữ một vai trò "rất quan trọng" trong cuộc sống của mình, một tỷ lệ bất thường tại một nước phát triển. Nhiều tôn giáo đã nở rộ tại Hoa Kỳ, kể cả các tôn giáo được bắt nguồn từ đây và các tôn giáo được các người nhập cư đưa vào sau này; vì thế, Hoa Kỳ là một trong những nước có tôn giáo đa dạng nhất.

Mặc dù một số tiểu bang ở vùng New England tiếp tục dùng tiền thuế vào ngân quỹ của các giáo hội cho đến thập niên 1830, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên không có quốc giáo.

Theo mô hình của Luật Tự do Tôn giáo Virginia, những người viết Hiến pháp đã loại bỏ bất cứ tiêu chuẩn tôn giáo nào cho các chức vụ trong chính quyền, và Tu chính án thứ nhất đã cụ thể cấm Chính phủ liên bang ban hành luật thiết lập tôn giáo hay cấm hành đạo. Vì thế, các tổ chức và cơ quan tôn giáo không bị chính quyền quấy nhiễu. Quyết định này là do sự ảnh hưởng từ các quan niệm Duy lý là Kháng cách từ châu Âu, nhưng một phần là do các nhóm tôn giáo nhỏ và các tiểu bang nhỏ lo ngại rằng họ sẽ bị thống trị bởi một quốc giáo không đại diện họ.
Tuy số lượng các tổ chức tôn giáo rất nhiều, nhưng không có một giáo hội tôn giáo nào được thừa nhận là quốc giáo.

Ở Mỹ có rất nhiều tổ chức tôn giáo cùng hoạt động, cạnh tranh lẫn nhau trong cuộc chiến giành đức tin của người dân Mỹ. Cùng với các giáo hội có tới hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu tín đồ là các tổ chức tôn giáo nhỏ lẻ tách ra rồi lại sáp nhập trong một dòng chảy liên tục. Cạnh tranh tôn giáo ở Mỹ nằm trong quy luật cạnh tranh văn hóa Mỹ. Ví dụ đầu thế kỷ XXI, trong giáo phái Công giáo của Chicago người ta đã phải đóng cửa 13 giáo xứ, 2 cơ sở truyền giáo, 6 trường công giáo, vì thiếu người và thiếu tiền . Những tín đồ Công giáo này phải gia nhập vào các giáo phái khác, khiến cho tôn giáo ở Mỹ luôn biến động và phức tạp.

Tu chính án thứ nhất đã xác lập nguyên tắc chính giáo phân ly. Theo nguyên tắc này, Chính phủ Mỹ không có đại diện của tổ chức tôn giáo, trong Quốc hội cũng không dành ghế cho tổ chức tôn giáo, hệ thống tư pháp không hề có quan hệ gì với tổ chức tôn giáo, tài chính quốc gia cũng không gánh vác bất cứ khoản chi tiêu nào liên quan đến tôn giáo.

Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA) năm 1998 trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Clinton. Đạo luật đã chỉ rõ quyền tự do tôn giáo là quyền con người được công nhận trong luật Mỹ và thế giới và thành lập Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế để giám sát, thúc đẩy bảo vệ thực hiện quyền này trên toàn thế giới. Việc thực thi Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế có nhiều kết quả khác nhau và thay đổi theo thời gian.

Dương Hoài Linh




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo