Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

3 NHÀ KHOA HỌC “THỰC DÂN” PHÁP NỔI TIẾNG Ở VN

3 NHÀ KHOA HỌC "THỰC DÂN" PHÁP NỔI TIẾNG Ở VN Hiện đang trend anh em bò đỏ chửi bọn Tây chống dịch ngu, không có kinh nghiệm...

3 NHÀ KHOA HỌC "THỰC DÂN" PHÁP NỔI TIẾNG Ở VN

Hiện đang trend anh em bò đỏ chửi bọn Tây chống dịch ngu, không có kinh nghiệm bằng VN. Mình viết về mấy ông Tây thuộc loại tổ sư về chống dịch, từ dịch hạch cho đến thuốc phòng dại (anh em hay cắn càn lưu ý!). Anh em bợm nhậu và các mẹ bỉm sữa cũng cần nhớ vì các ông này có công về thanh trùng sữa, bia và rượu vang.

Thật tình cờ và thật bất ngờ, họ đều là trí thức "thực dân" Pháp, 2 người từng làm việc ở Đông Dương. 3 nhân vật này đều được đặt tên đường ở VN, qua mấy chế độ đều không bị đổi tên. 

Tham khảo wikipedia:

1. Louis Pasteur (27 tháng 12 năm 1822 - 28 tháng 9 năm 1895) 

Là nhà Hóa học, nhà Vi sinh vật học người Pháp, với những phát hiện về các nguyên tắc của tiêm chủng, lên men vi sinh. Ông thường được biết đến qua những nghiên cứu quan trọng về các nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh, và những khám phá đó của ông đã cứu sống vô số người kể từ đó. Ông đã đề ra các biện pháp thanh trùng để làm giảm tỷ lệ tử vong sau khi sinh đẻ ở các sản phụ, tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than.

 Những nghiên cứu của ông góp phần hỗ trợ trực tiếp cho Lý thuyết mầm bệnh và các ứng dụng trong Y học lâm sàng. Ông cũng nổi tiếng trong việc phát minh ra kỹ thuật bảo quản sữa và rượu để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập, một quá trình mà ngày nay được gọi là thanh trùng. Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực Vi sinh vật học, cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch, và được gọi là "cha đẻ của Vi sinh vật học"

Ông chưa bao giờ chính thức học y khoa nhưng vẫn được coi là một thầy thuốc vĩ đại và là Ân nhân của Nhân loại (Benefactor of Humanity). Ông cũng là thành viên của rất nhiều Viện Hàn lâm tại Pháp cũng như ở nước ngoài. Nhiều ngôi làng và đường phố trên thế giới mang tên ông. Có thể nói tài năng và cống hiến của ông đã vượt qua biên giới địa lý và chính trị. 

Tại Việt Nam, những con đường mang tên ông từ thời kỳ thuộc địa đã không hề thay đổi cho đến hôm nay mặc dù các con đường khác mang tên danh nhân Việt Nam lại bị thay đổi qua nhiều biến thiên thời cuộc.

Tổng thống Sadi Carnot cho tiến hành xây dựng Viện Pasteur đầu tiên tại Pháp. Các Viện Pasteur khác sau đó cũng được thành lập ở những nới khác trên thế giới nhờ ảnh hưởng của các nhà vi sinh vật học như Albert Calmette và Alexandre Yersin. Tôn chỉ của Viện Pasteur từ đó đến nay không thay đổi: tiến hành các nghiên cứu chế tạo vaccine và các chiến dịch tiêm phòng chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Trong đợt dịch này, cái tên Viện Pasteur hay được nhắc đến, đó là 3 nơi xét nghiệm virus cúm Tàu được WHO công nhận ở SG, Nha Trang và HN (tên cũ là Viện Pasteur HN, giờ đổi thành thành Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ).

2. Alexandre Yersin (1863-1943)

Bác sỹ, nhà vi khuẩn học và nhà thám hiểm người Pháp và Việt Nam gốc Thụy Sĩ. Ông được nhắc đến như là người đồng phát hiện ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt tên để vinh danh ông (Yersinia pestis). Một nhà vi khuẩn học khác, Kitasato Shibasaburo, được ghi nhận là đã xác định độc lập vi khuẩn này vài ngày trước đó, nhưng có thể đã xác định được một loại vi khuẩn khác và không phải là mầm bệnh gây ra bệnh dịch hạch.

 Yersin cũng lần đầu tiên chứng minh rằng loại trực khuẩn có trong bộ gặm nhấm cũng xuất hiện trong bệnh dịch ở người, do đó nhấn mạnh được các phương thức lây truyền khả thi. 

Ông cũng là người khám phá Cao nguyên Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ Trung Kỳ sang Cao Miên, cũng là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội). 

Dân Đà Lạt phải biết đến ông này. Tên ông được đặt cho con phố ngay trước Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương ở HN (tên cũ là Viện Pasteur HN). Thời Pháp tên phố này là Yersin thời ta đổi thành Yec xanh! Cũng giống Bệnh viện Saint Paul được đổi thành Xanh Pôn!

3. Léon Charles Albert Calmette (12 tháng 7 năm 1863 – 29 tháng 10 năm 1933) 

Là một bác sĩ, một nhà vi khuẩn học, miễn dịch học người Pháp và là một thành viên quan trọng của viện Pasteur (tiếng Pháp: Institut Pasteur). Ông nổi tiếng nhờ công trình nghiên cứu vắc xin chống bệnh lao. Ông còn phát triển thành công kháng độc tố đầu tiên chống nọc độc của rắn. Khi trẻ, ông đã đến và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, cuối thế kỉ 19 ông làm việc tại Pháp đến cuối đời.

Trong thời gian trở về Pháp năm 1890, Calmette đã gặp Louis Pasteur (1822-1895) và Emile Roux (1853-1933), là giáo sư dạy ông về khóa học trong vi khuẩn học. Ông đã trở thành hội viên và được Pasteur giao trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo một chi nhánh của viện Pasteur tại Sài Gòn, Đông Dương vào năm 1891. Tại đây, ông đã cống hiến cuộc đời mình cho những ngành mới ra đời của độc tính học, mà chúng có mối tương quan quan trọng với miễn dịch học. Ông nghiên cứu nọc độc của rắn và ong, nhựa và các chất độc của thực vật. Ông cũng tổ chức sản xuất các vắc xin chống bệnh đậu mùa, bệnh dại và thực hiện nghiên cứu về bệnh tả, cũng như sự lên men của thuốc phiện và gạo.

SG có đường và cầu Calmette, chắc ít người biết sao nó được đặt tên này mà lại không bị đổi.

Dương Quốc Chính







1 nhận xét

  1. SAIGON Do^Thanh`co'Cay^ Cau^`CALMETTE,tren^Calmette street,Quan^ Nhi`,Saigon,qua Do^~Thanh Nhan^,Quan^Tu',Saigon.Sau 1575,CSBV(Bac' Phan^`)& Viet^ Cong^(VC)Xoa' ten^ Pasteur street,Chinh' Quyen^`Phap' cho VC Tien^`$$$ giu'~ gin` ten^ Pasteur,CALMETTE,v.v.. ngay` nay van^~ con` ten^ An^ Nhan^ Nhan^Loai ,THANKS

    Trả lờiXóa

Quảng Cáo