Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

DÂN TỘC HÈN - NGƯỜI VIỆT CÓ NỔI DẬY, KHÔNG BAO GIỜ, QUÁ ẢO TƯỞNG

[ DÂN TỘC HÈN - NGƯỜI VIỆT CÓ NỔI DẬY, KHÔNG BAO GIỜ, QUÁ ẢO TƯỞNG ] Theo dõi một số nhà bình luận xã hội trong và ngoài nước thì tôi thấy r...

[DÂN TỘC HÈN - NGƯỜI VIỆT CÓ NỔI DẬY, KHÔNG BAO GIỜ, QUÁ ẢO TƯỞNG] Theo dõi một số nhà bình luận xã hội trong và ngoài nước thì tôi thấy rằng mỗi lần đất nước có biến cố hay vấn đề nào dù lớn hay nhỏ thì họ sẽ có ít nhiều dự đoán rằng tổ chức cầm quyền hiện tại sớm muộn cũng sụp đổ. Ở đây xin không nêu tên ai mà chỉ tập trung vào luận điểm.

Cho nên bây giờ, nhiều người lại kỳ vọng rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tan vỡ và kéo theo đó là sự tan rã của chính quyền hiện tại. Tôi thấu hiểu vì sao họ lại nói như vậy vì trước đây tôi cũng có những suy nghĩ tương tự.

Không phải tôi nhìn tiêu cực nhưng phải thừa nhận rằng những bạn đó đang tự nhốt mình trong không gian hẹp và không chịu tiếp xúc bên ngoài. Cho nên từ đó sinh ra những suy nghĩ hết sức phi lý.

Đồng ý là đất nước có quá nhiều vấn nạn từ môi trường, chính trị, giáo dục cho nên chất lượng sống. Tuy nhiên điều ít ai đề cập đến chính là khả năng chịu cực khổ của người dân trong nước. Bất chấp bao khổ cực và gánh nặng, họ vẫn chấp nhận và sống qua ngày. 

Cái khổ của hiện tại đã là gì so với những cơ cực trong thời bao cấp khi cả nước phải ăn khoai mì và bo bo để sống qua ngày. Nếu người Việt đã sống qua được giai đoạn đau thương đó và chính quyền điều hành vẫn tồn tại, thì lấy lý do gì để cho rằng trong thời kỳ phát triển họ sẽ nổi dậy? Gần như không, thật mơ hồ là đằng khác.

Nhiều cô chú thế hệ thuyền nhân sống ở ngoài nước khi đọc những thông tin tiêu cực diễn ra ở quốc nội thì luôn kỳ vọng rằng xã hội quá thối nát để có thể chịu đựng được. Điều đó đúng, nhưng đối với họ thôi, còn với hơn chín mươi sáu triệu dân thì đó đã trở thành bình thường.

Khi mạng xã hội phát triển thì nhiều người lại khoá mình trong những diễn đàn và coi đó là xã hội bên ngoài. Họ lên Facebook và coi đó là phản ánh thực tế. Những bài viết hào hùng, những lời dự đoán thần thánh và những bình luận sắc bén. 

Nếu nhốt mình trong đó thì sẽ nghĩ rằng dân tộc này đang dần thức tỉnh và sắp có sự nổi loạn đòi bình quyền. Nhưng không, tất cả chỉ là những dòng chữ trên màn hình, cái người đời gọi là “chém gió” chứ chẳng có gì hơn. Facebook hay các trang mạng xã hội chỉ là nơi họ giải trí và giảm xì trét. Online thì mạnh miệng còn ngoài đời thì ngoan và dễ thương như những chú cún.

Họ nhìn cuộc biểu tình ở Hong Kong rồi ước ao rằng giới trẻ Việt Nam sẽ làm điều tương tự. Nhưng quên rằng hai cơ chế hoàn toàn khác nhau. Một bên thì có tự do ngôn luận nên con người mạnh dạn nói, còn một bên thì độc tài nên cấm đoán bất cứ nỗ lực chống đối nào. Ngày qua ngày, tất cả đều vô vọng.

“Dân Việt quá hèn” là một trong những nhận xét phổ biến nhất. Điều đó không hề sai chút nào. Bao năm sinh sống dưới cơ chế chuyên quyền đã tiêu diệt khả năng phản kháng của con người. Nếu dân miền Bắc bị tẩy não hơn ba thế hệ thì bây giờ dân miền Nam đang dắm chìm trong bia rượu và hài nhảm. Dũng khí đã không còn mà chỉ tồn tại một dân tộc thích hưởng thụ và an phận.

Người Việt chịu cực rất giỏi. Khi gặp vấn đề gì đó, họ sẽ tránh né thay vì đối mặt. Người Việt chịu khổ vô biên, họ sẽ quay mặt trốn chạy hoặc câm nín để sống qua ngày. Đó gần như là một nét văn hoá hoặc tư duy con người và sẽ không có gì thay đổi được.

Sau cái ngày giải phóng, họ vượt biên trốn chạy. Khi sống trong chuỗi ngày tháng bao cấp toàn quốc, họ ráng nuốt để lót bụng và tìm cách ra đi. Khi kinh tế mở cửa, họ cũng tìm đường đi sang nước khác lao động kiếm tiền. Thanh niên làng thì bỏ quê ra đi xa xứ, gái quê thì lấy chồng Đài Loan Hàn Quốc. Những ai may mắn có thân nhân ở nước ngoài thì hối hả kêu bảo lãnh.

Bây giờ mặc dù đời sống đã cải thiện thì tình trạng đó vẫn không thay đổi. Gia đình nào có kinh tế khá giả thì cho con cái đi du học. Ai giàu hơn thì mua hộ chiếu định cư. Những ai quá bất mãn thì đi lậu hoặc cưới giả. Tất cả hành động đều cùng chung một hướng. Họ đã đầu hàng và muốn ra đi, họ đã buông tay và trốn chạy. 

Chính vì điều đó, đất nước này vẫn vậy. Những vấn đề khiến họ ra đi vẫn tồn tại. Những nguyên khiến xã hội này mục nát vẫn từng ngày tiêu diệt họ. 

Ai nói tôi dân tộc này can đảm thì nên suy nghĩ lại, vì tôi chỉ thấy sự thờ ơ. Đừng kể tôi nghe về những câu chuyện đấu tranh hào hùng, vì hiện tại tôi chỉ thấy thế hệ cúi đầu. Cũng xin đừng hô hào những câu chửi bới online, vì sau khi bỏ điện thoại hoặc tắt máy tính, mọi người trở lại cuộc sống bình thường.  Chẳng ai làm gì, tất cả đều như đầu hàng trong vô vọng.

Cho nên đừng ai kỳ vọng là sẽ có sự nổi dậy hay thay đổi về cơ chế. Vì chẳng có lý do gì để điều đó xảy ra cả. Đơn giản vì người Việt chịu cực quá giỏi và gần như vô hạn. Một dân tộc hèn nhát. [16.3.2020]

Ku Búa @ Cafe Ku Búa



1 nhận xét

  1. Quá đúng , thế phải làm sao bây giờ ?
    Khởi đầu hèn từ Bắc , dắt vào Trung , vào Nam .Cải Cách Ruộng Đất là phát súng kết liễu anh hùng ,giết sạch tiểu tư sản cho dù theo hay không !
    CsVN phát động : Thà giết lầm chứ không bỏ sót . Giết dằn mặt , để đe nẹt mọi chống đối, để nghe đến ÔNG ĐỘI là vãi đái, sợ tới mật xanh !

    Kèm theo là đánh vào giới trí thức , qua cái gọi là Vụ Án Nhân Văn Giai Phẩm cùng bẫy rập Trăm Hoa Đua Nở . Giống như bừa tới , bừa lui ....
    Dân ta hèn từ dạo đó !!! Hèn vì thiếu ăn thiếu mặc , csVN nắm chặt bao tử cũng như cái đầu của mỗi người ... qua tem phiếu thời bao cấp .

    Cái đói làm con người dần dần mất sĩ diện , tiêu liêm sỉ ... sẵn sàng bán rẻ lương tâm , kiếm thêm tí gạo !!! Từ đó nảy sinh dòm ngó nhau , báo cáo nhau ,hại nhau để sống !!!
    Năm 1956 khởi nghĩa Quỳnh Lưu , cuối năm 1996 khởi nghĩa Thái Bình .Tất cả đều bị dập tắt một cách khốc liệt sắt máu .

    Nay hết tem phiếu ... thì HÈN trở thành cái gene của dân Việt rồi !!!!

    Trả lờiXóa

Quảng Cáo