Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

THẾ GIỚI ĐÃ BIẾN ĐỘNG

THẾ GIỚI ĐÃ BIẾN ĐỘNG Đến giờ này thì WHO cũng đã chính thức công bố cúm Vũ Hán là “đại dịch toàn cầu” như chúng ta đã dự báo. Làm gì có cuộ...

THẾ GIỚI ĐÃ BIẾN ĐỘNG

Đến giờ này thì WHO cũng đã chính thức công bố cúm Vũ Hán là “đại dịch toàn cầu” như chúng ta đã dự báo. Làm gì có cuộc chiến tranh nào sẽ có kịch bản tốt đến sớm khi các bên chưa đủ te tua ?

Trong bối cảnh WHO tuyên bố như vậy thì lúc này là có lợi chính trị cho đảng CSTQ vì đảng CSTQ nói rằng nước này “đã trên đà giảm bệnh” còn các nước khác đang tăng bệnh. Việc ông Tập thăm Vũ Hán được coi là thông điệp mạnh mẽ nhất mà nước này gửi ra. Nhưng e rằng chúng ta cần thận trọng.

Những gì mà bà bán ca la thầu ở Vũ Hán cho tôi biết riêng nó khác với những gì mà truyền thông chính thức của nước này công bố. Khi phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan đứng ra nói rằng Vũ Hán đã ổn, thì nhiều người dân Vũ Hán ló đầu ra khỏi nhà la hét phản đối. Khi Tập đến thì bộ máy an ninh đã có kinh nghiệm, họ giăng kín khu vực Tập đi qua để bịt miệng người dân Vũ Hán không cho tiếng hét thực tế được vang lên.

Bà bán ca la thầu ở Vũ Hán còn kể rằng Tập cho đóng cửa các bệnh viện dã chiến ở trung tâm đô thị nhưng dời chúng ra ngoại ô vắng vẻ để giảm sự chú ý và dễ tuyên truyền ra bên ngoài rằng mọi thứ đã ổn. Các ca nhiễm mới vẫn phát hiện liên tục nhưng bị khai báo giảm đi. Bà bán ca la thầu cho là nhu cầu tái sản xuất đã khẩn cấp lắm rồi nên Tập mới quyết định làm vậy.

Các đời virus F1 ở Vũ Hán đã dần tàn lụi và các đời sau độc lực yếu dần nên bệnh dịch sẽ suy giảm, nhưng không đủ để lạc quan như Tập thể hiện ra.

Nhìn sang châu Âu ta thấy tình hình là nghiêm trọng dần lên nhưng đó cũng là một sự tái lặp lại của Vũ Hán mà thôi. Hãy hình dung châu Âu là một Trung Quốc ban đầu phát dịch, với Ý là Vũ Hán và các nước còn lại là các tỉnh. Trong tâm dịch thì Ý bị nặng vì là nguồn nghi F1, sau đó nhẹ dần khi lan vòng tròn ra xung quanh. 

Nếu chúng ta nhìn các ca nhiễm của Việt Nam gần đây ta sẽ thấy rõ thêm điều đó. Các ca có đến Ý, đặc biệc là ghé qua Milan (Lombardy) thì diễn tiến nguy kịch và đạt tiêu chí F0 hơn. Nghĩa là họ dính gần với F1 tại Ý và đóng vai F0 khi đến Việt Nam. 

Nhiều người Việt Nam cho là châu Âu chủ quan và thờ ơ nên vỡ trận thực ra là lo chuyện kiếm chồng cho gái goá. Chính phủ các đại cường EU họ đang tính toán để ứng phó với một cuộc chiến tranh hơn là một cơn dịch bệnh thiên nhiên. Người dân và bác sĩ chỉ nhìn thấy dịch bệnh, còn những nhà chính trị cần chuẩn bị cho người dân đương đầu với một cuộc chiến tranh dai dẳng tàn phá sinh thái quốc gia. 

Cuộc chiến vi trùng là một cuộc chiến du kích, cân đối giữa đánh du kích và phát triển là điều mà người dân phương Tây cần được thích nghi từ nay về sau. Chiến tranh của các nước cộng sản Á Đông sở trường mạnh nhất là du kích chiến. Nếu các nước phương Tây không có tập huấn qua các kinh nghiệm này thì về lâu dài sẽ không ứng phó nổi. Không chỉ Âu Châu, tổng thống XHCN đầu tiên của Mỹ là Trump cũng đang làm điều này.

Nhìn sang Mỹ người ta cho là Trump và chính phủ thờ ơ với nạn dịch. Nếu Mỹ chuẩn bị quá tốt để chống dịch trong vai một nghi phạm thả virus ở Châu Âu và Trung Đông thì sẽ tăng sự ác cảm chính trị với các nước bị vạ lây từ cuộc chiến sinh học này. Nếu các bạn là những lãnh đạo của Mỹ, các bạn chọn nghe chỉ trích từ những người dân thường hay thái độ thù ghét từ chính phủ các nước lâu nay là đồng minh nhưng bị vạ lây ?

Như tôi đã từng nói rằng virus cúm Vũ Hán sẽ có lợi trong ngắn hạn về vấn đề Trung Đông của Trung Quốc thì nay điều đó đã đến. Hội nghị các tướng lĩnh quân sự NATO với kết quả là các tướng Na Uy, Đan Mạch, Ba Lan, Ý bị nhiễm virus cho thấy sự tập hợp lực lượng trong lúc dịch bệnh diễn ra là khó khả thi. Chỉ có tướng tập trung mà còn bị lây nhiễm thì khi quân tập trung sẽ như thế nào ? 

Thế nhưng dù diễn biến như vậy nhưng tôi cho là Trung Quốc cũng khoan vội mừng khi Mỹ là nước chủ trì tổ chức hội nghị NATO vừa qua và các tướng nhiễm bệnh đa số là đến từ các nước lâu nay thân Trung Quốc, trừ Ba Lan. Ba Lan và Mỹ lâu nay gắn bó nhau mật thiết, liệu tin tức là tướng lĩnh của họ bị nhiễm được loan ra là để “cân đối truyền thông” ? 

Nếu Trung Quốc có nhu cầu “tách virus ra khỏi xác chết” thì có khi ở phía ngược lại, Mỹ và các đồng minh có khi lại “đổ thêm virus vào xác chết” để phục vụ cho vấn đề khác thì sau. Có kẻ thích rút ra thì ắt có người khác muốn đổ thêm vào.

Dù muốn dù không thì các thế hệ F1 của virus Vũ Hán ở Ý, Trung Quốc, Hàn Quốc và Iran cũng sẽ suy tàn theo quy luật tự nhiên của vòng đời phát tán. Sau đó thế giới sẽ yên tĩnh lại để các đại cường thu xếp tàn cuộc và quyết định sẽ ứng xử hậu chiến với nhau. Việt Nam ta cố gắng cầm cự đến đó để ổn định và vượt qua là điều cần nhất lúc này.

Có lẽ Bộ Tư Lệnh chống dịch nên huỷ giải đua xe F1    ở Hà Nội sắp đến. Đừng tạo cơ hội cho các F1 đến Việt Nam lúc này là điều tiên quyết phải làm. Việt Nam tuy giỏi du kích chiến nhưng vấn đề là sức chịu đựng của quốc gia được đến đâu.

H.M





















Không có nhận xét nào

Quảng Cáo