Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

Có ai còn nhớ tới cuốn "Bên thắng cuộc" ?

Có ai còn nhớ tới cuốn "Bên thắng cuộc" ?  “Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức là quyển sách đình đám năm 2012,xuất bản ở nước...

Có ai còn nhớ tới cuốn "Bên thắng cuộc" ? 

“Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức là quyển sách đình đám năm 2012,xuất bản ở nước ngoài ,rộ lên trong thời mạng internet bùng phát ,và người Việt khắp nơi tò mò  về lịch sử Việt Nam sau 1975 dưới ngòi bút của một ông tác giả xuất thân là CS 

Sách bán chạy nhứt trên  Amazon vì tánh tò mò,cộng với được PR rầm rộ 

Nhưng đọc xong thì ....

Có cảm giác nó là một cuốn "Lịch sử đảng" trá hình dưới một cuốn sách vượt rào,ly miêu tráo chúa .Lòng vòng kể lể ,rốt cuộc đường của sách dẫn về... quảng trường Ba Đình kính yêu .Nghe đồn nhà nước VN cấm và tác giả cũng hốt bộn tiền 

Kết quả tới nay chẳng thấy ai nhắc tới cuốn sách .Cái cảm giác bị mất hứng nó ghê thiệt .Nhớ xưa Trạng Quỳnh giúp thằng lái đò đề lều thơ,thiên hạ rầm rộ bỏ tiền mướn đò qua coi,rốt cuộc trong lều đó chỉ có ba chữ "ĐMM" 

Đỗ Mười ,Lý Mỹ ,báo SG giải phóng và Võ Văn Kiệt  là 4 nhân vật bạn sẽ phải đọc nhiều lần trong cuốn sách của " Bên thắng cuộc" của HĐ , hình như tác giả khoái ông Kiệt, cô Mỹ và yêu báo SG giải phóng dữ lắm vì trích tư liệu toàn của SGGP 

Có nhiều nhân vật lịch sử 1975 có dính nhưng HĐ nói rất mờ hoặc không thấy xuất hiện như vợ chồng ông Thiệu ,ông Trần Văn Hương ,ông bà Nguyễn Xuân Oánh

Nói về " thâm cung bí sử" hậu cung của các ông VC thì Huy Đức chỉ kể về ông Lê Duẩn cùng hai bà vợ Lê Thị Sương và Nguyễn Thụy Nga, kể rất chi tiết chuyện mấy đứa con ông Duẩn đối xử với bà Nga như thế nào, cô Lê Tuyết Hồng cầm chén cơm đầy canh đổ lên đầu bà Nga ra sao.....nhưng về hậu cung các ông khác như ông Kiệt, ông Linh, ông Thọ ...thì tác giả không nói.

 Nói về cụ TT Trần Văn Hương cũng mờ, dù bài phát biểu của ông Hương trước QH trước khi trao quyền cho ông Dương Văn Minh được dân Miền Nam đánh giá " hay" và xúc động. 

Ngườn MN rất thương ông Trần Văn Hương

Tôi còn nhớ bài phát biếu đó đó, ba tôi thâu âm lại đài SG trong cuộn băng cái xét ,giọng cụ Hương run run muốn khóc, lâu lâu có tiếng ông dọng cây ba toang xuống cụp cụp, bài đó như sau :

" Đại Tướng Dương Văn Minh nói với tôi ...“ Thầy đã hy sinh đến nước nầy, nay xin thầy hy sinh một lần nữa để trao trọn quyền cho tôi.” ....Nước Việt Nam chúng ta mặc dù mất đi rất nhiều rồi, nhưng căn bản pháp lý vẫn còn. Quốc Hội vẫn còn đây, Hiến Pháp vẫn còn đây, tôi không thể làm một chuyện qua mặt Quốc Hội, và vi phạm Hiến Pháp. Vã lại, cái quyền hiện tại ở trong tay tôi, là một cái quyền do nơi Hiến Pháp ấn định. Đây không phải là cái khăn mouchoir. Đây không phải là một tờ giấy bạc từ ở trong tay tôi, tôi móc đưa cho Đại Tướng lúc nào cũng được. Tôi không thể làm như vậy được. Tôi phải trình cho Quốc Hội để quyết định

Thưa quý vị,

Đại Tướng cho rằng Ông có thể nói chuyện với đối phương vì họ chấp nhận nói chuyện với Đại Tướng. Cái chuyện nầy tôi không thể tin được cho đến khi nào tôi nắm được bằng cớ chính xác. Nhưng tôi thiết nghĩ, trong cuộc thương thuyết nầy, Đại Tướng phải là một người được sự ủy nhiệm của Quốc Hội đứng ra thương thuyết. Nếu mà Đại Tướng tự nhiên đi nói chuyện với phía đối phương. Xin lỗi, Đại Tướng đến nói chuyện với danh nghĩa gì? đại diện cho ai, và với những điều kiện gì?
Tôi không thể chấp nhận điều kiện tiên quyết của đối phương là cử người đối thoại theo ý của họ.

Nếu quý vị không chấp nhận, vì đây là một điều kiện quá đáng, một điều kiện của người thắng trận áp đặt cho người bại trận, thì chúng ta không còn cách gì khác hơn là lúc đó phải chiến đấu tới cùng mặc dầu cái thành Saigon này sẽ biến thành biển máu" (Hết trích) 

Bên thắng cuộc cũng cố gắng lý giải vì sao ông Dương Văn Minh lại đưa đầu ra chịu làm tổng thống 72 h , mà ai cũng biết là sẽ bị VC HN " hạ nhục" ,mà quả là VC hạ nhục ông Minh thật, nhưng BTC vẫn lý giải không thông, vì sao thì chỉ có ông Minh biết, có thể lòng dạ người Nam " nghĩ tốt người khác" của ông bị dội trước lòng dạ CS MB chăng?

Trong " Bên Thắng Cuộc" Huy Đức có kể một câu chuyện như sau " “Một lần ông Đỗ Mười ghé qua Long Hồ, Vĩnh Long, thăm gia đình ông Phạm Hùng, người nhà ông Phạm Hùng ở quê biếu ông Đỗ Mười 10kg gạo. Trên đường về Sài Gòn, xe của ông Đỗ Mười bị một trạm kiểm soát địa phương chặn lại. Khám xe thấy có một bao gạo, bèn quyết định tịch thu. Người lái xe bảo, đây là gạo của đồng chí Đỗ Mười. Viên trạm trưởng trả lời, Đỗ Mười chứ Đỗ Mười Một cũng giữ”. Giai thoại kể thêm: “Đỗ Mười lập tức khen thưởng người trưởng trạm”.

Nhưng dân gian truyền miệng thì khác , dân vùng Long An-Tiền Giang nói rằng , cái trạm mà ông Đỗ Mười bị " dính" là trạm Tân Hương, từ Long An xuống TG qua cầu Tân Hương một chút sẽ có trạm này, trạm nổi tiếng là "sát" dân buôn chuyến .Tất cả đều đúng như HĐ kể, nhưng kết thúc thì dân gian Tân Hương nói khác HĐ, " Sau khi Ô Mười về Sài Gòn, cả ê kíp ,trạm trưởng đã bị ....cho về vườn"

Hai cuốn nhìn chung không có gì mới,cũng chẳng đưa ra cách nhìn gì khác về VNCH ,nó chỉ là dạng kể "Chuyện mấy vua,mấy chúa sau 1975" mà đọc xong bạn cảm giác không đọc sẽ tốt hơn 

Đọc vô chỉ tổ nhức đầu

Tới 2020 này,chắc ít ai còn giữ cuốn sách này ,có lẽ nhúm lửa hết rồi .

Nguyễn Gia Việt



Không có nhận xét nào

Quảng Cáo