Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VÀI DÒNG NHỚ VỀ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU

Vài dòng nhớ về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu Làm chánh trị,lèo lái con tàu dân tộc không hề dễ dàng gì ,nhứt là trong tình cảnh kẻ thù ...

Vài dòng nhớ về Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Làm chánh trị,lèo lái con tàu dân tộc không hề dễ dàng gì ,nhứt là trong tình cảnh kẻ thù cứ đánh phá  từ trong ra ngoài như tình cảnh của Việt Nam Cộng Hòa 

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu phải nói là rất "lì" khi đi qua bao biến động của xã hội,chánh trị Miền Nam giai đoạn đó .Ngồi cái ghế Tổng Thống nóng tới phỏng đít chứ không giỡn 

Ông Nguyễn Văn Thiệu sanh ngày 5 tháng 4 năm 1923 tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Là dân Phan Rang,thành ra có lời truyền dân gian rằng trong huyết quản của ông Nguyễn Văn Thiệu có pha máu của dân tộc Chàm

Tri Thủy của Ninh Thuận là làng biển ,thuộc xứ Phan Rang nắng-gió –biển và cát.Ông Thiệu là con út sanh ra trong một gia đình bình dân ,cha ông làm nghề đi biển và có một miếng ruộng .Ông Thiêu học ở quê hết lớp 9 thì vô Sài Gòn học nghề,sau đó vô trường quân đội 

Vậy Tri Thủy có đá chồng-là nơi phong thủy tốt sanh ra một ông tổng thống

Thực ra Tri Thủy không phải là tên thuở ban sơ của làng này. Tên xưa là Truy Thủy

"Truy Thuỷ" 淄水 là tên một con sông ở tỉnh Sơn Đông bên Tàu .淄 có nghĩa là đen ,sông Truy là sông đen .Ta nhớ con ngựa của Hạng Võ tên “Truy”

Người Việt mình theo tích lấy tên Truy Thuỷ đặt cho một làng ở Ninh Thuận vì làng này có những tảng đá màu đen mà tục kêu là đá mặt quỷ

Năm 1951 Nguyễn Văn Thiệu cưới cô Nguyễn Thị Mai Anh một tín đồ Công giáo ở Mỹ Tho theo nghi lễ truyền thống vì gia đình ông Thiệu thờ Phật và thờ ông bà

Ông không chịu theo đạo vợ tới 7 năm,tức là bà vợ Công giáo thì ông cứ giữ đạo Phật của ông ,tới năm 1958 ông Thiệu rửa tội theo Công giáo của vợ với tên thánh là Martino

Nguyễn Văn Thiệu là dân Phan Rang .Ông  lấy vợ Công giáo Mỹ Tho và không dính dáng gì tới TT Ngô Đình Diệm ,lấy vợ năm 1951 trước khi TT Ngô Đình Diệm chấp chánh

Nhưng tại sao năm 1958 ông Thiệu lại rửa tội làm tân tòng theo đạo vợ?hình như lúc này ông mang lon thiếu tá?

Đại tá Phạm Văn Liễu viết trong cuốn "Trả ta sông núi 2" nguyên văn như sau:

"Sau năm 1954, ông Thiệu đã được lên tới cấp Thiếu Tá, phục vụ tại Bộ Tư Lệnh Đệ Nhị Quân Khu ở Huế, dưới quyền Đại Tá Trương Văn Xương. Mùa Thu năm 1954, khi cuộc tranh chấp giữa Tướng Nguyễn Văn Hinh và Thủ Tướng Diệm bùng nổ

Thiếu Tá Thiệu gia nhập Đảng Con Ó, cùng với Trung Tá Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tá Hoàng Xuân Lãm, Đại Úy Trần Văn Trung, Nguyễn Văn Mạnh, v.v... để yểm trợ Nguyễn Văn Hinh

Sau khi Tướng Hinh phải rời nước, nhóm Thiếu Tá Thiệu bị đưa về Sàigòn điều tra. Để thoát khỏi sự nghi kỵ của chế độ Diệm, Thiếu Tá Thiệu xoay qua đường dây Thiên Chúa Giáo của nhà vợ”(Hết trích) 

Ông Nguyễn Văn Thiệu được Linh mục Bửu Dưỡng là một linh mục người Huế,một người có thớ trong đảng”Cần lao Nhân vị”, rửa tội tại Đà Lạt và mang tên thánh là Martino Nguyễn Văn Thiệu

Đây là một điều “thú vị” trong cuộc đời ông Nguyễn Văn Thiệu,sau khi rửa tội,ông Nguyễn Văn Thiệu đã từ từ lên cao như diều gặp gió 

Sau 1958, Nguyễn Văn Thiệu được thăng trung tá, được TT Ngô Đình Diệm chỉ định giữ chức chỉ huy trưởng Trường Võ bị quốc gia Đà Lạt

Sau đó ông Thiệu được thăng cấp đại tá và được giao cho nắm Sư Đoàn 1. Đại Tá Thiệu còn được vào “Quân Ủy” của Đảng Cần Lao

Đầu năm 1963 TT Ngô Đình Diệm lịnh ông đại tá Nguyễn Văn Thiệu về làm Chỉ huy Sư đoàn 5 đồn trú ở Biên Hòa,có nhiệm vụ giải cứu thủ đô khi có đảo chánh

Ác đạn là …! Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu lại tham gia cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963 chống lại TT Ngô Đình Diệm

Ta gọi đó là đoán gió trở cờ,tiện tay tham gia chánh sự 

Chuyện thường thôi,làm chánh trị không ai ác cũng chẳng ai hiền,cái "nghề" nó buộc phải cơ hội thì phải cơ hội 

Xưa rày nói tới đảo chánh TT Diệm ngày 1/11/1963 ai cũng liệt kê ra tác giả là các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính.Nhưng có vài tư liệu nói bên trong hậu trường thì khác

Trung tướng Đôn mặc dù là quyền tổng tham mưu trưởng nhưng không được các tư lịnh quân binh chủng tin tưởng,Tướng Minh không có thực lực trong tay khi lúc đó chỉ là “Cố vấn quân sự” của Tổng thống Diệm mà thôi,Tướng Đính chỉ quản lý Sài Gòn

Thực ra,Tướng Dương Văn Minh chỉ đóng vai ác và ló mặt ra ,được đề cử đứng tên cuộc“đảo chánh” ngày 1/11/1963.Thực chất người soạn ra kế hoạch là tướng Trần Thiện Khiêm –đương kiêm tham mưu trưởng liên quân quân lực Việt Nam Cộng Ḥòa, là CIA đứng phía sau .Quân đảo chánh là sư đoàn 5 của tư lịnh sư đoàn là đại tá Nguyễn Văn Thiệu

Thời TT Diệm,năm 1958 đại tá Trần Thiện Khiêm đă được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 4BB .Đại tá Khiêm có hai người bạn thân nhứt là đại tá Nguyễn Khánh và trung tá Nguyễn Văn Thiệu,trung tá Thiệu là chỉ huy trưởng trường võ bị quốc gia Đà Lạt.

Trong vụ đảo chánh 11/11/1960 đại tá Khiêm từ Miền Tây kéo quân về giải cứu tổng thống Diệm, được tổng thống Diệm thăng cấp thiếu tướng và được bổ nhiệm tham mưu trưởng liên quân-quân lực Việt Nam Cộng Ḥòa

Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm đă đề cử trung tá Nguyễn Văn Thiệu làm tư lịnh sư đoàn 5BB và thiếu tướng Nguyễn Khánh làm tư lịnh vùng 2 chiến thuật

Cuộc đảo chánh 1/11/1963, đại tá Nguyễn Văn Thiệu, tư lịnh Sư Đoàn 5 là lực lượng chủ lực, có trách nhiệm đánh chiếm Dinh Gia Long, và bảo đảm sinh mạng cho TT Diệm và ông Nhu, bắt sống đem về trình diện Hội Đồng Tướng Lãnh

Tuy nhiên ông Thiệu đã cố tình hành quân trễ 5 tiếng ,kết quả dinh Gia Long đã bị bỏ ngỏ suốt buổi chiều ngày 1-11-63 cho tới tối.

Tướng Khiêm tạo điều kiện cho 2 anh em ông Diệm trốn thoát vào Chợ Lớn để tới cái chết dễ và nhanh hơn

Sau cuộc đảo chánh 01-11-63 thành công thì vai tṛò tướng Khiêm trong hội đồng quân nhân cách mạng hầu như bị lăng quên ,Ông Khiêm được được thăng Trung Tướng ,nhưng vì cái chết của 2 anh em ông Diệm,mất chức tham mưu trưởng liên quân, xuống làm tư lịnh quân đoàn, thế ghế ông Khiêm là ..ông Nguyễn Văn Thiệu 

Trần Thiện Khiêm rất kín tiếng,mặt thâm trầm ít lộ diện .Sau khi Nguyễn Khánh cầm quyền đã đẩy ông Khiêm “đi đày” bằng chức đại sứ VNCH ở Hoa Kỳ ,sau khi phe Nguyễn Văn Thiệu cùng Nguyễn Cao Kỳ đảo chánh Nguyễn Khánh thì ông Khiêm cũng bị “đi đày” bằng chức đại sứ VNCH ở Đài Loan

Qua các cuộc “chỉnh lý”sau này thì Dương Văn Minh bị dẹp,Nguyễn Khánh bước ra sau cũng bị thay,rồi các chánh phủ dân sự mong manh của Trần Văn Hương,Phan Huy Quát cũng không ngồi lâu,cuối cùng quyền hành trở về tay của hội đồng quân lực và một nhân vật “đại cơ hội” ma đầu giáo chủ đã lộ diện là ông Nguyễn Văn Thiệu .

Hội đồng tướng lĩnh đã bầu ông Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức chủ tịch ủy ban lãnh đạo quốc gia ,sau đó là Quốc Trưởng ,năm 1967 làm Tổng Thống VNCH-tuyên bố là đệ nhị VNCH

Năm 1967 khi TT Nguyễn Văn Thiệu đã lên ghế Tổng Thống vững chắc,ông chặt phe ông Nguyễn Cao Kỳ thẳng tay 

Tháng 5/1968 ông Trần Thiện Khiêm được về nước, tháng 8/1969 được TT Nguyễn Văn Thiệu “chỉ định” làm Thủ Tướng VNCH kiêm bộ trưởng quốc phòng ,chức thủ tướng của ông Khiêm dài nhứt trong 6 năm .

Xét lại thì chuyện ông TT Thiệu “chỉ định” chức thủ tướng cho ông Khiêm là không lạ ,chức thủ tướng VNCH không do quốc hội bầu theo điều 58 bản Hiến Pháp VNVH năm 1967

Và suốt thời đệ nhị VNCH ,TT Nguyễn Văn Thiệu không cho mở cuộc điều tra nào về cái chết của 2 ông TT Ngô Đình Diệm

Nói chung,trong toàn cuộc ,chúng ta thấy ông Nguyễn Văn Thiệu đã ngoi lên thần kỳ và trọn quyền Tổng Thống một cách oách nhứt

Chánh trị mà,cũng là chuyện thường thôi 

TT Nguyễn Văn Thiệu đã chèo lái VNCH qua những giai đoạn rất khốc liệt,thí dụ Mậu Thân 1968 và mùa hè đỏ lửa 1972

Ông lâm thế khó khi thời của ông Mỹ ép VNCH phải làm mọi thứ trong khuôn khổ dân chủ mà đặc trưng của xã hội VN thời chiến là không thể lấy dân chủ làm cách trị an chống cộng được.Thành ra vừa đối phó cộng sản,vừa đấu đá nội bộ đã làm TT Nguyễn Văn Thiệu đôi lúc hộc xì dầu  

Trong hồi ký của mình,Đỗ Mậu nhận xét: 

“Thiệu trầm tĩnh khôn ngoan, lại có khả năng về tham mưu, đã từng được Đại tướng Pháp De Linarès, Tư lệnh chiến trường Bắc Việt phê điểm rất tốt: Thông minh sắc bén, siêng năng, có phương pháp và tỉ mỉ. Sĩ quan hảo hạng. Có ý thức tuyệt hảo về tổ chức và bảo mật

.....Có một điều tôi vô ý là dù quen biết Thiệu đã lâu ngày nhưng mãi cho đến khi nhìn ông Thiệu qua màn ảnh truyền hình tôi mới thấy được cặp mắt “láo liên”, biểu hiện sự gian trá và làm cho ông Thiệu trở thành tay gian hùng, tham nhũng…”

 Tướng Cao Văn Viên nhận xét :

 “Mỗi người độc tài theo cách riêng. Tổng thống Diệm duy trì chế độ như một quan lại của thời quân chủ, ông bẩm sinh chống cộng

Còn Nguyễn Văn Thiệu thì theo đường lối “độc tài trong dân chủ”, vỏ ngoài dân chủ nhưng bên trong thì chi phối cả hai ngành lập pháp và tư pháp, bàn tay sắt trong đôi găng nhung

Nguyễn Văn Thiệu “đa nghi Tào Tháo” và không e ngại ban phát ân huệ để tạo phe cánh và chia rẽ đối phương như ông ta đã làm tại quốc hội. Ông ta chủ trương “làm chính trị phải lỳ”. 

Những năm tại chức, Nguyễn Văn Thiệu luôn bị ám ảnh bởi cái chết của Ngô Đình Diệm…” (Hết trích) 

TT Nguyễn Văn Thiệu phạm sai lầm chiến lược khi tháng 3/1975 ra lịnh rút bỏ Cao Nguyên

Bản thân ông cũng bỏ chạy ra khỏi Miền Nam từ ngày 25 tháng 4 năm 1975

Trong thời gian cầm quyền vợ chồng ông bị dính tới nhiều vụ án buôn lậu

Thời TT Nguyễn Văn Thiệu ,ông dính tới vụ án gián điệp của Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng -là hai cố vấn của ông

Nói chung nhiều người biên sử cũng không ưa gì ông Nguyễn Văn Thiệu ,họ nói rằng ông là tổng thống “cơ hội”,”xu thời” và nhìn tướng số có cặp mắt “láo liên”

Những năm 1971 khi ông Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống thêm một nhiệm kỳ thì bà vợ ông-bà Mai Anh mới 40 tuổi ,còn rất trẻ

Bà Thiệu là một người đờn bà Nam Kỳ hề hà .không có cái kênh kiệu vênh váo của một phu nhân có quyền thế

Bà Thiệu là người đờn bà mặn mòi,duyên dáng kiểu khuôn phép của Khổng Mạnh,kín đáo của người Nam Kỳ xưa,nhìn bà không sắc hơn bà Tuyết Mai nhưng bà Thiệu nhìn dễ gần hơn bà Mai

Hai vợ chồng TT Nguyễn Văn Thiệu đúng là trời sanh vì cả hai đều rất chân chất,đơn giản ,ăn nói huỵch toẹt  không lòng vòng

Năm 1975 khi lưu vong thì bà Thiệu chỉ mới 44 tuổi.Sống bên Đài Loan thời gian ngắn thì bay qua Anh.Tại Anh Quốc lúc này bà Thiệu 45 tuổi đã sanh cậu út Nguyễn Thiệu Long vào năm 1976

Bà Thiệu là người biết phải quấy,khi còn là đệ nhứt phu nhơn VNCH bà không bao giờ đá động gì tới chánh trị ,khi ở Mỹ cũng vậy ,hỏi gì bà cũng trả lời :“Chỉ nói chuyện gia đình thôi nha, tôi không biết chuyện chánh trị gì đâu”

TT Nguyễn Văn Thiệu thường được cho là nói câu:"Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm" .Nhưng thực ra đây là câu của một VC chiêu hồi và TT Thiệu dẫn lại mà thôi 

Nếu những người quốc gia như ông Thiệu không vững vàng thì cọng sản nó chiếm VNCH từ những năm 1968 rồi 

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị nhiều lời kết tội chiến thuật trong những ngày tháng 4/1975 khi VC đang tiến tới Sài Gòn và sau đó ông buộc phải từ chức 

Trong bài diễn văn từ chức của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 21.4.1975 ta thấy ông có nhắc tới Hoa Kỳ ,yếu tố chánh này đã "bán đứng" đồng minh VNCH 

Và TT Nguyễn Văn Thiệu tự trách bản thân ông với một sự khổ tâm thời cuộc với dân tộc mình

"Những vị Tổng thống ở những quốc gia lớn, người ta đã tự hào, người ta chỉ có 6, 7 hay 10 cơn khủng khoảng. Người ta đã viết được một cuốn sách, người ta tự hào là người anh hùng, chính trị gia lỗi lạc

Tôi trong 10 năm nay, ý tôi muốn nói, tử vi mà nói, năm nào cũng xấu, tháng nào cũng xấu, ngày nào cũng xấu, giờ nào cũng xấu. Chỉ nói số mạng mà nói không có lúc nào sướng, đã không sướng, đã không hưởng thụ, cũng không tìm cách hưởng thụ. 

Cai trị đất nước, có những cái vinh và những cái nhục. Đã chấp nhận những cái vinh và những cái nhục mới đứng ra lãnh đạo đất nước. Có những cái tốt không muốn được đồng bào khen, nhưng mà có những cái xấu, cái lỗi lầm, sẵn sàng chấp nhận cho đồng bào phê phán và buộc tội. 

Thì hôm nay khi tôi ra đi, tôi xin đồng bào, chiến sĩ cán bộ, tất cả các đoàn thể nhân viên tôn giáo, hãy thứ lỗi cho tôi những lỗi lầm gì đã có với quốc dân trong suốt 10 năm qua"(Hết trích) 

Kissinger đã thò tay vào bán đứng VNCH và T.T. Nguyễn Văn Thiệu rất ghét ông này 

Sau này Henry Kissinger viết trong hồi ký của ông ta :

“Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta…” ( Henry Kissinger, Years of Upheaval, 1981,)

Thống Nguyễn Văn Thiệu đúng như ông bà xưa mình hay nói,đó là "trai hùng thời loan" trong giai đoạn lịch sử khó khăn nhứt của Miền Nam mình 

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu không an bình gì trong lòng những tháng năm lưu vong sau sự kiện 30/4 

Chẳng ai thấu nổi.


Nguyễn Gia Việt




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo