Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

VỀ THẦY NGUYỄN THỪA HỶ ĐÃ ĐỌC BẬY ANH NGỮ NHƯ THẾ NÀO

Về thầy Nguyễn Thừa Hỷ đã đọc bậy Anh ngữ như thế nào  Nếu ở Việt Nam có GS TS Nguyễn Quang Ngọc chuyên "phán bậy" về sử làm xấu h...

Về thầy Nguyễn Thừa Hỷ đã đọc bậy Anh ngữ như thế nào 
Nếu ở Việt Nam có GS TS Nguyễn Quang Ngọc chuyên "phán bậy" về sử làm xấu hổ cho công cuộc nghiên cứu chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa, thì Việt Nam cũng có thầy PGS Nguyễn Thừa Hỷ, không biết trình độ Anh ngữ như thế nào, nhưng bài / sách nào thầy Hỷ dịch, mình cũng thấy các đoạn nhạy cảm bị dịch sai và giảng sai cả.
Cái sự đọc bậy Anh ngữ của thầy Nguyễn Thừa Hỷ, nó nguy hiểm như thế này, tức là trong câu văn Anh ngữ, người ta viết một đàng, nhưng thầy Hỷ tự suy diễn bậy ra thành một ý nghĩa khác, và cho ra "một phát hiện mới trong sử liệu" so to speak.  Nhưng đáng tiếc là, cũng như vụ thầy Hỷ dịch bậy từ "fleet" thành ra là có hạm đội hải quân xứ Đàng Trong nào đó, mà thầy Ngọc kia đã đạo văn sai thật xấu hổ (xem >> https://www.facebook.com/groups/3740991775941288/permalink/4773446626029126/), thì ở đây, mình đọc kỹ bài viết của thầy Hỷ, lại thấy thầy đọc bậy đoạn quan trọng này nữa nè bạn.

Bài tìm đọc bài của thầy Hỷ đăng trên Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử vào năm 2011 tại đây >> https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/71366/1/425%282011-9%29_p22-41.pdf


Ở trang 22, thầy Hỷ viết là 


****


Năm 1620, một giáo sĩ người Ý ... là Cristophoro Borri ... có viết quyển "An account of Cochinchina" ... đoạn trích như sau: " ... Ở đây một hạm đội có thể được duy trì để sẵn sàng chống lại người Hà Lan, vì tất cả mọi tàu thuyền đi qua về hướng Trung Quốc và Nhật Bản đều nhất thiết phải đi qua giữa vùng vịnh, nằm giữa vùng bờ biển của vương quốc này trong các tỉnh Ranran (Phan Rang) và Pulu Cambi (Quy Nhơn) và bãi đá ngầm Pullo Sissi".



Ở đây, C. Borri lại nói đến cao tảng - bãi đá ngầm Pullo Sissi (Baixos de Pullo Sissi) đã từng nổi tiếng trong thế kỷ XVI, và thực tế đã được coi là điểm đầu mút phía Nam của quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa.  Trong vãn cảnh đó, chúng ta thấy rõ bãi đá ở vùng biển Đông này đã gắn bó rất chặt chẽ với chủ quyền của các vị chúa xứ Cochinchina (Đàng Trong) lúc bấy giờ.



****



Mình có đọc lại đoạn Anh ngữ trên trong dịch phẩm Views of Seventeenth-Century Vietnam: Christoforo Borri on Cochinchina and Samuel Baron on Tonkin thì xin thưa với bạn, là thầy Hỷ dốt đó bạn.



Bởi vì câu văn Anh ngữ người ta viết như thế này



****



For here a fleet might be kept in readiness against the Dutch, that sail to China and Japan, who of necessity must pass through the middle of the bay, that lies between the coast of this kingdom, in the provinces of Ranran and Pulucambi, and the rocks of Pulusisi.



Câu Brian Wu tạm dịch

Vì ở đây, một hạm đội có thể luôn được duy trì để sẵn sàng chống lại người Hà Lan, khi họ giong thuyền đến Trung Quốc và Nhật Bản, thì họ cần thiết phải đi qua giữa vùng vịnh (này), (là khu vực) nằm giữa vùng duyên hải của vương quốc này, trong các tỉnh Ranran và Pulucambi, và những bãi đá của Pulusisi.



****



Bạn để ý:



1. Nếu chúng ta chịu khó đọc thêm ngay trong sách của ông Borri ngay trong Chương 1, thì địa danh Ranran có lẽ là Phú Yên ngày nay kìa, chứ làm gì mà Ranran lại ở Phan Rang như thầy Nguyễn Thừa Hỷ đã dịch ?



2. Nếu chúng ta chịu khó đọc sử Việt, ví dụ bộ Đại Nam Thực Lục, thì chúng ta biết là biên giới xứ Đàng Trong thời những năm 1620s, lúc ông Borri viết sách này, không thể là đã đến Phan Rang được (vì sự kiện lấy sông Phan Rang làm ranh giới là mãi đến những năm 1650s sau này theo sử Việt).



3. Và theo chú thích trong sách Views of Seventeenth-Century Vietnam, thì địa danh Pulusisi chính là đảo Phú Quý ngày nay vậy.



Như vậy, nếu thời chúa Sãi những năm 1620s, thì biên giới xứ Đàng Trong chưa bao giờ quá Phú Yên, thì làm sao mà những bãi đá của đảo Phú Quý, nằm cách xa 100km về hướng đông của Phan Thiết ở tận phía Nam lại có liên quan gì đến "chủ quyền của các vị chúa xứ Cochinchina (Đàng Trong) lúc bấy giờ" như thầy Hỷ giảng vậy bạn ?



Thật ra, trong câu văn trên, ông Borri đã cho chúng ta biết, về đoạn duyên hải nằm giữa xứ Đàng Trong (thuộc 2 tỉnh Phú Yên và Quy Nhơn) và (ngoài biên giới xứ Đàng Trong) kéo dài luôn tới đảo Phú Quý ở phía Nam (mà theo sử Việt là khu vực này còn thuộc Chiêm Thành).



Còn thầy Hỷ đọc ra sao mà phán bừa luôn là "Trong vãn cảnh đó, chúng ta thấy rõ bãi đá ở vùng biển Đông này đã gắn bó rất chặt chẽ với chủ quyền của các vị chúa xứ Cochinchina (Đàng Trong) lúc bấy giờ."



Làm gì có việc đảo Phú Quý lúc đó nằm tuốt luốt ở tận phía Nam "đã gắn bó rất chặt chẽ với chủ quyền của các vị chúa xứ Cochinchina (Đàng Trong) lúc bấy giờ" như thầy Hỷ giảng vậy bạn ?



Nhưng đáng hỏi là, tại làm sao hầu như tất cả các nhà nghiên cứu Việt Nam biết địa danh Ranran là đâu đó ở Phú Yên, nhưng riêng thầy Hỷ khẳng định Ranran là Phan Rang thế ?



Có khi là vì thầy biết các bạn dốt sử, nên thầy viết bậy là xứ Đàng Trong vào những năm 1620s đã thâu nhập Phan Rang vào địa đồ quốc gia, nên đảo Phú Quý thuộc xứ Đàng Trong là đúng rồi còn gì ?



Chuyện gì đã xảy ra với giới trí thức bên Việt Nam vậy bạn ? Một sử kiện đơn giản như thế, mà họ còn hiểu sai và viết sai, ấy thế mà họ đã làm PGS / GS TS của các bạn cơ đấy



Người Việt chúng ta có đầy đủ sử liệu nêu ra về chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa, bạn tin mình đi.  Nhưng những bài viết nghiên cứu của những nhà nghiên cứu "cua rơ" PGS / GS TS như thế này, đã và đang giết chết tính chính nghĩa trong việc chứng minh chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam đó bạn.



GS TS bên Việt Nam trình độ Hán Nôm, Anh ngữ và sử học chỉ có như thế này, mà đòi nghiên cứu Hoàng Sa Trường Sa, có là vu khoát không ?



Mời bạn tham khảo



Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.



Thanks

Brian
Về thầy Nguyễn Thừa Hỷ đã đọc bậy Anh ngữ như thế nào

Về thầy Nguyễn Thừa Hỷ đã đọc bậy Anh ngữ như thế nào

Về thầy Nguyễn Thừa Hỷ đã đọc bậy Anh ngữ như thế nào




Không có nhận xét nào

Quảng Cáo