Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

NGUYÊN NHÂN TẠI SAO NGƯỜI VIỆT KHINH THƯỜNG TIẾNG VIỆT

Nguyên nhân tại sao người Việt khinh thường tiếng Việt  hay viết để tự trả lời thầy Nguyễn Gia Kiểng  Trong quyển Tổ Quốc Ăn Năn năm xưa, p...

Nguyên nhân tại sao người Việt khinh thường tiếng Việt

Nguyên nhân tại sao người Việt khinh thường tiếng Việt 

hay viết để tự trả lời thầy Nguyễn Gia Kiểng 

Trong quyển Tổ Quốc Ăn Năn năm xưa, phần Tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi, thầy Kiểng đã viết như thế này:

****

Một lý do quan trọng khác khiến chúng ta kém về truyền thông là chúng ta khinh thường tiếng Việt. Mà đã khinh thường tiếng mẹ đẻ thì hậu quả tất nhiên là kém về truyền thông, vì tiếng mẹ đẻ dù thế nào đi nữa cũng vẫn là ngôn ngữ mà một con người có thể sử dụng hay nhất. Nó là những tiếng đầu đời đã nhào nặn ra ý niệm, tình cảm, tâm hồn của con người. Một người dù có học và sử dụng một ngoại ngữ nhiều thế nào đi nửa vẫn không thể diễn tả tư tưởng và tình cảm của mình một cách trung thành và tế nhị bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Đó vẫn chỉ là một ngôn ngữ mượn mà thôi. Những người trẻ trưởng thành tại hải ngoại có khả năng truyền thông hơn hẳn cha anh vì được huấn luyện một cách khác, được khuyến khích phát biểu; nhưng cũng vì tiếng Anh, tiếng Pháp được hấp thụ từ mẫu giáo và gần như là tiếng mẹ đẻ của họ. Họ không vướng một tiếng mẹ đẻ đã bị gạt bỏ. Sự khinh thường tiếng Việt là một truyền thống của người Việt Nam ..."

****

Sau vài năm tiếp xúc với người Việt bên Việt Nam, đọc lại đoạn văn đánh giá trên của thầy Kiểng, thì mình ngờ, cách đánh giá trên của thầy Kiểng là cách đánh giá không thực tế, rất chung chung của những người Việt thế hệ trước (tức thế hệ của thầy Kiểng, của Ba Má mình, hay trước đó nữa), chứ còn theo mình, lý do mà người Việt ngày nay, nếu càng khinh thường hay càng ít dùng tiếng Việt hẳn đi đó là vì 2 lý do:

(1) Người Việt không hề có các cơ quan chính thức hay được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan nào đó khi họ muốn học hỏi về cách dùng và hiểu tiếng Việt chuẩn xác. Ví dụ Việt Nam chỉ có các thầy nghiệp dư như thầy An Chi hay các nhóm Facebook tự giúp nhau tìm hiểu Việt ngữ / Hán Việt, chả ai biết họ nói hay giảng đúng sai, chứ Việt Nam làm gì có cơ quan chính thức nào mở cửa sẵn sàng giúp đỡ cho người dân tìm hiểu cách dùng và hiểu tiếng Việt chuẩn xác. Viện Ngôn Ngữ Học tại Việt Nam chắc chỉ làm việc cho Đảng và Nhà Nước, chứ chưa bao giờ là để giúp cho người Việt Nam tìm về tiếng Việt đâu đúng không ?

(2) Người Việt đã chán ngấy với việc người ta dùng tiếng Việt như một công cụ để nhồi sọ họ, nên họ quay lưng với thứ ngôn ngữ nhồi sọ ấy chăng ?

Đây, Brian xin nêu ra cho thầy Kiểng và các bạn những chứng cớ dưới đây để backup cho 2 điều trên, để thầy và các bạn suy gẫm.


*****


(1) Ví dụ về người Việt không biết nên đi hỏi ai về cách giải thích chuẩn xác các danh từ họ muốn tìm hiểu. Ví dụ như trường hợp danh từ "TRÍ THỨC" chẳng hạn.
Theo từ điển Hoàng Phê thì "Trí thức d. 1 Người chuyên làm việc lao động trí óc và có trí thức chuyên môn cần thiết cho các hoạt động nghề nghiệp của mình."
Nhưng nếu đúng là thế, thì ví dụ thời nay:

(a) Nếu một người làm nghề lao động tay chân (ví dụ quét rác) nhưng tối về chịu khó đọc sử và có thể viết những bài viết nghiên cứu về sử cực kỳ hay, thì người ấy có là trí thức không ? Theo cách giải thích trên thì KHÔNG, vì người ấy làm nghề quét rác, không liên quan đến việc "CHUYÊN làm việc lao động trí óc"

(b) Nếu những người mà viết sách chuyên môn nhưng sai khủng khiếp (ví dụ Huỳnh Ngọc Trảng / Trương Ngọc Tường trong quyển Đình Nam Bộ Xưa & Nay), thế thì những người ấy có là trí thức không ? Theo cách giải thích trên thì hóa ra, it is not applicable bởi vì không ai có thể xác định được 2 thầy trên "có trí thức chuyên môn cần thiết cho các hoạt động nghề nghiệp của mình" hay là không ? Ai hay cơ quan nào có quyền đánh giá 2 thầy trên "có trí thức chuyên môn cần thiết cho các hoạt động nghề nghiệp của mình" nhỉ ? 
Và đó là còn chưa nói, ngoài quyển từ điển Hoàng Phê trên, người ta bên Việt Nam, từ GS Chu Hảo cho tới bao nhiêu là các vị lãnh đạo, tự họ đưa ra ý kiến cá nhân về khái niệm "trí thức" là người như thế nào kìa, xem >> https://dantri.com.vn/blog/tri-thuc-tuc-la-nguoi-co-hoc-1328805188.htm. Chúng ta thật sự không hiểu chính các vị "trí thức" này có hiểu "trí thức" là gì không ? Hay họ tự suy diễn khái niệm "trí thức" theo cách nghĩ của riêng họ ? 
Nên thầy và các bạn thấy đó, chúng ta chưa cần phải bàn về việc có hay không việc "Sự khinh thường tiếng Việt là một truyền thống của người Việt Nam" như thầy khẳng định, mà chỉ cần nhìn vào việc là vào năm 2021, mà chúng ta vẫn còn phải sống với sự giải thích không chuẩn xác về danh từ "trí thức" trong Từ điển Hoàng Phê, và cách giải thích rất khác nhau về khái niệm "trí thức" là gì của từng nhơn vật nổi tiếng "trí thức" tại Việt Nam. Hai điều này ít nhất cho chúng ta biết, người Việt chưa hề có sự thống nhất về "trí thức" là gì. Mà nếu người Việt còn chưa có sự thống nhất về khái niệm "trí thức" trong tiếng Việt là gì, thì với một dân tộc có 4 ngàn năm lịch sử, ở thế kỷ 21 có các tiến sĩ giáo sư trường viện nhiều đến thế, mà chả ai giải thích được "trí thức" là gì để mọi người cùng đồng ý, thì đó có là nỗi buồn của một dân tộc không ? 

****

(2) Ví dụ về người Việt đã chán ngấy việc người ta dùng tiếng Việt như một công cụ để nhồi sọ họ, nên họ quay lưng với thứ ngôn ngữ nhồi sọ ấy 
Ví dụ rõ nhất, là thế hệ của thầy mà ở ngoài Bắc, ví dụ các cán bộ Viện Sử Học hoặc các cán bộ văn hóa hoặc các sử gia Hà Nội hoặc các Tiến sĩ Việt Nam thời nay, họ viết bậy, giảng bậy và nói bậy về sử kìa. Ví dụ gần đây nhất ở Quảng Ninh bây giờ họ (đã hoặc sẽ) lập Đền Xã Tắc gì đó làm di tích văn hóa kìa. Chính bọn họ, những người được cho là đại diện cho tầng lớp "trí thức", tầng lớp "văn hóa", mà họ đã, đang và sẽ tiếp tục đầu độc kiến thức sử học của người Việt, phá tan tành về sử học Việt Nam, và sẵn sàng vì tiền và quyền lợi mà ngụy tạo, và rồi đạp luôn sử và văn hóa dân tộc xuống ống cống, họ đều dùng tiếng Việt cả đấy chứ, và họ dùng các mỹ từ trong tiếng Việt nữa kìa. Họ vẫn làm như thế mỗi ngày mà, có ai trong họ thấy xấu hổ gì đâu ? Chính người Việt đã dùng tiếng Việt để giết chết văn hóa và sử của ông cha họ, nhưng có thấy ai đó lên tiếng đâu ? Nhưng người Việt rất sẵn sàng tìm "kẻ thù" nào đó, như bọn gián điệp Hoa Nam, bọn CIA gì đấy, để sẵn sàng chống lại, nhưng họ (cố tình) quên đi rằng, sử và văn hóa Việt Nam của dân tộc họ đã, đang và sẽ bị chính người Việt, những người cùng chung dòng máu với họ, phá tan nát hết đấy chứ, làm gì  có những kẻ thù địch nào ở đây. Chính người Việt vì đồng tiền và vợ con họ mà đem sử và văn hóa dân tộc họ ném vào đống rác thúi đấy chứ.
Nên có khi vì chướng mắt quá, chướng mắt với việc cả một xã hội "trí thức" đã, đang và sống giả dối như thế, nên người Việt ở ngoài Việt Nam, họ cũng đã, đang và sẽ dần dần không còn yêu quý tiếng Việt và cộng thêm vào đó, là ở hải ngoại, người ta cũng chả có lý do mà dùng tiếng Việt hằng ngày, nên người Việt hải ngoại đã, đang và sẽ cho tiếng Việt vào thùng rác chăng ?
Nên những gì thầy nêu ra về "Sự khinh thường tiếng Việt là một truyền thống của người Việt Nam", theo Brian hiểu, đó không là truyền thống của người Việt Nam. Mà thật ra, rất có thể sự khinh thường tiếng Việt của người Việt ngày nay (ít nhất là ở hải ngoại), là do hậu quả của việc các thế hệ người Việt Nam trước đây và hiện nay, vì vô trách nhiệm, vì chén cơm gia đình, vì cái ghế, vì danh vọng, mà họ đã thờ ơ, họ đã nhắm mắt làm ngơ, và họ đã để dân tộc Việt Nam từ người xuống vượn, họ đã bỏ rơi tiếng Việt từ lúc nảo lúc nao rồi kìa. Nên người dân Việt, quốc nội lẫn hải ngoại, cũng chả thấy việc còn cần phải tôn trọng tiếng Việt để mà làm gì. Nếu tầng lớp "trí thức" Việt Nam còn chưa thể thống nhất về khái niệm "trí thức" là gì, thì chắc là còn lâu lắm chúng ta mới có thể nên bàn đến việc "Sự khinh thường tiếng Việt là một truyền thống của người Việt Nam" như thầy viết chăng ?

Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời thầy hay ai đó cứ thoải mái lên tiếng 



Thanks

Brian

Không có nhận xét nào

Quảng Cáo