Page Nav

HIDE

Grid

GRID_STYLE

Breaking News:

latest

TỪ ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH,... NHỚ CA DAO CON CÒ

TỪ ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH,... NHỚ CA DAO CON CÒ Tôi chắc như đinh rằng, nhiều giáo sư Việt Nam, dù già đến 70, 80 tuổi vẫn ngây ngô...

TỪ ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH,... NHỚ CA DAO CON CÒ
TỪ ĐINH LA THĂNG, TRỊNH XUÂN THANH,... NHỚ CA DAO CON CÒ

Tôi chắc như đinh rằng, nhiều giáo sư Việt Nam, dù già đến 70, 80 tuổi vẫn ngây ngô như đứa trẻ con. Nếu không ngây ngô thì là láu cá. Khi giảng văn bài ca dao về con cò đi ăn đêm, các giáo sư nhất mực con cò là biểu trưng cho giai cấp nông dân lam lũ, cực nhọc, dù thử thách trong nước sôi lửa bỏng vẫn giữ tâm hồn trong sạch, lương thiện. Nguyên bài được truyền khẩu:

Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con...

Để đảm bảo cho sự quyết đoán trên, các giáo sư khẳng định "ông" trong bài chính kà tên địa chủ độc ác. Và không ít giáo trình, giáo khoa sửa đại từ "mày" trong câu đầu thành "mà": "Con cò mà đi ăn đêm", để con cò thành hình tượng người nông dân. Nếu chọn từ "mày" thì xúc phạm, báng bổ thành phần cách mạng? Trong khi rành rành ở bài ca dao, "mày" đối lập với "ông" trong xưng hô giữa "ông" với "mày". Cái ngữ điệu khinh bỉ trong đại từ xưng hô "mày", dễ hình dung bài ca dao là một cuộc đối đáp giữa hai nhân vật "ông" và "mày". Diễn xuôi như sau. Ông đi thăm bẫy bắt quả tang cò dính bẫy: "Mày đi ăn trộm thì có ngày bị bắt quả tang. Đáng chết chưa?" Cò giãy giụa kêu cứu: "Ông ơi, hãy cứu vớt tôi. Tôi thật đáng chết, nhưng mong ông đừng để thiên hạ biết tôi ăn trộm, ảnh hưởng đến thể diện con cháu nhà tôi".

Với đối thoại như vậy, "ông" có nhất thiết phải là tên địa chủ độc ác, và "mày", với tư cách cò, có nhất thiết phải là người nông dân?

Trong cách ăn nói của dân gian, có thành ngữ: "Đi đêm có ngày gặp ma". "Đi ăn đêm" chỉ có thể là ăn trộm. Trộm đêm thì trước sau sẽ bị bắt. Trong lời đối đáp trên, rõ ràng khi bị bắt, cò không phủ nhận mà thú nhận có tội, thậm chí nhận tội chết. Tất nhiên, vẫn khôn lỏi, đòi "xáo nước trong", đừng "xáo nước đục", tức xin chết trong danh dự. Chẳng hạn, mong ông chuyển tội trộm cắp thành tội "thiếu trách nhiệm" hay "cố tình làm trái" để con cháu không bị mang tiếng xấu. Nôm na là đối tượng ăn trộm sẵn sàng "hy sinh đời bố củng cố đời con". Chẳng có logic nào trong cuộc thoại đó mang nghĩa ngợi ca tâm hồn cò lương thiện, trong sạch như quan điểm giai cấp của các giáo sư cả!

Tôi tra cứu ca dao, trừ hình ảnh cánh cò ngợi ca non nước hữu tình, những bài ẩn dụ về con người đều chỉ thấy duy nhất một bài cảm thương thân phận phụ nữ: "Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non". Chính bài này tạo cảm hứng cho Tú Xương chia sẻ với thân phận của bà Tú: "Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước lúc đò đông". Còn lại toàn cò lưu manh, cò trộm cắp, cò vong ân bội nghĩa: "Cái cò cái vạc cái nông/Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò/ Không không tôi đứng trên bờ/Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi", "Cái cò là cái cò kì/Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô", "Công anh bắt tép nuôi cò/ Cò ăn cò lớn cò vò lên cây"...

Không ngẫu nhiên mà tiếng Việt, cò toàn mang nghĩa xấu với tư cách là "cò mồi". Bây giờ đủ loại cò: "cò xe", "cò đất", "cò gái"... Gán thần phần bần cố nông dân cho "cò", chẳng phải là tự thú cái gốc gác giáo sư ta mang phẩm chất xấu xa cố hữu hay sao?

Nếu cò thuộc thành phần bần cố nông thì sao cứ nhất thiết bần cố nông phải là trong sạch, lương thiện? Ai gốc quê ra đều biết, trộm gà bẻ bí cũng là dân quê ở nông thôn, đến đấu tố hại nhau cũng dân quê ở nông thôn. Khi gặp thời thăng quan, ắt nông dân sẽ tham nhũng. Tất nhiên, cũng có nông dân trong sạch, lương thiện, nhưng loại này khó gặp thời thăng quan.

Sự ngộ nhận, đúng hơn là mượn ca dao tự ngợi ca phẩm chất trong sạch, lương thiện của thành phần bần cố nông, chính các giáo sư đã dọn đường cho cò thăng quan tiến chức và tham nhũng. Giáo dục Việt Nam toàn ngộ nhận tri thức, và hậu quả là đẻ ra Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và nhiều nhân vật cốt cán khác.

Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh chắc chắn thuộc thành phần bần cố nông gộc. Trước toà, dù đã được ông "xáo nước trong" bằng cách chuyển sang tội "cố ý làm trái" (chứ không phải "tham nhũng"), nhưng mày vẫn leo lẻo đổ tội cho người khác. Trong nhiều sự vụ tương tự, có ông còn kì kèo xin không "tịch biên gia sản" để bảo vệ tài sản cho con. Bài học trong ca dao vẫn nguyên giá trị ứng dụng cho thành phần cốt cán?

Khi nghe Đinh La Thăng chấp nhận bồi thường 200 tỉ/830 tỉ đồng cho một trong các vụ "cố tình làm trái", tôi thật ngỡ ngàng khi các cốt cán này không tham nhũng mà trong nhà có nhiều tiền như nước sông Đà vậy? Nói nhờ nuôi gà, buôn lá chít, nuôi heo đến thối móng tay mới có tiền trăm ngàn tỉ thì tôi tin tất cả các quan đã từ quan hết để về quê nuôi gà, nuôi heo cho sướng.

Giáo dục Việt Nam, khi một giáo sư tạo ra bài mẫu giảng văn sai, kéo theo sai đồng loạt vì không biết phản biện là gì. Nhà nước tin, ưu tiên dùng người đúng thành phần giai cấp. Đến lượt học trò tin, đến mức khi được thăng quan, cứ đi ăn đêm, nếu lỡ bị tóm thì cũng tự tin noi theo gương cò mà tự bào chữa mình trong sạch, lương thiện...

Chu Mộng Long

2 nhận xét

  1. Lại chuyện bao cấp tư tưởng .
    Các ông vỗ ngực xưng tên giáo sư , tiến sĩ .... được ra lò bởi trường lớp trồng người doboác chủ xướng ; dẫn dắt bởi các cao nhân nông dân như nguyễn thiện nhân, chưa phân biệt nổi tiếng và giọng trong Việt ngữ .

    Ông bảo ông nói "tiếng" Bắc chứ thật ra ông người miền Nam; chẳng hiểu ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo ... nói cái đếch gì ? Tiếng Nam, tiếng Bắc hay tiếng Tàu ?
    Ông Nhạ ngọng thì đặc hiệu nông dân L,N nói loạn xà ngầu ! Ấy , toàn bộ trưởng bộ giáo dục đào tào .... cả đấy ; chuyên nghề trồng người !!!

    Mỹ cũng đang thịnh hành với "plotical correctness" dịch sang Việt ngữ là "chính trị phải đạo"; nói toạc móng heo là dùng ngôn ngữ đẹp đẽ để biến chuyện nặng nề thành nhẹ nhàng .
    Nói trắng phớ ra là chuyển ngữ là lẹo lưỡi, trắng thành sầm sậm đen , đen thành nhờ nhợ trắng .... y hệt như con cò thành người nông dân vô sản của boác .

    He ... he ... đảng ta làm gì có tham nhũng , mặc dù toàn bọn vô sản nông dân , ngọng líu ngọng ló lên cầm quyền , cầm cân nẩy mực ... họ chỉ "cố ý làm trái" qui định , luật lề nhà nước thôi.
    Mịa chuyện dài bình thường ở huyện !!!

    Trả lờiXóa
  2. Bao cấp là chuyện chí cốt của bọn cộng sản độc tài toàn trị . Chúng nắm vững , nắm chắc , nắm chặt .... siệt thật chặt bao tử và tư tưởng người bị thống trị của chúng : NHÂN DÂN .
    Bề ngoài chúng nịnh nọt , thổi ống đu đủ , đưa dân ngu lên mây xanh , phong chức ông chủ ... còn chúng tụt xuống làm đầy tớ .

    Sau 1989, cướp xong miền Nam màu mỡ và giàu có, chúng ti toe học đòi sáng sáng phải có 1 ly , cái nồi ngồi trên cái cốc ; cộng thêm tô phở đặc biệt, chứ không phải phở không người lái , chỉ bánh phở suông với nước lèo toàn bột ngọt !
    Chúng biết không bịp lừa mãi được , bèn bãi bỏ tem phiếu, ngăn sông cấm chợ... vì khó mà bao cấp lương thực trên vựa thóc bạt ngàn vùng Cửu Long sông Hậu

    Từ đó dân bớt nhá bo bo , cún cưng hưởng lây , không còn sực toàn vỏ lang tím , vàng lẫn lộn , bữa cơm người dân thêm chút mỡ màng .
    Bao cấp tem phiếu lương thực chấm dứt nhưng bao cấp tư tưởng vẫn còn và còn mãi mãi. 47 năm qua rồi , VNCH với hàng đống sách vở báo chí do tư nhân làm chủ .
    Cs VN vừa tuyên bố với cả nước : Cởi trói cho văn nghệ sĩ , sau khi cởi trói lương thực , cởi trói bao tử người dân ....

    Dân chưa kịp mừng , nguyễn văn linh đã vội trói chặt lại cả lũ; nguyên gia đình nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại Lưu quang Vũ ,1988,được Linh hoá kiếp vì dám vạch trần tệ nạn xã hội chủ nghĩa đương thời !
    Thế là xong . Cởi thì lâu , buộc thì mau . Rõ ngu ! Nó giả bộ cởi trói , chứ đời nào chúng cởi ... mà ham?
    Nhớ dạo Trăm Hoa Đua Nở trăm nhà đua tiếng ... rồi Nhân Văn Giai Phẩm ra đời , rồi mấy ông hát nhạc tiền chiến bị kết án tù : Ông 'Lộc Vàng' bị 10 năm tù giam và 4 năm bị tước quyền công dân (năm 1973, nhân Hà Nội ký hiệp định Paris nên được giảm án còn 8 năm tù, 4 năm quản chế).
    Hai người còn lại, ông Phan Thắng Toán bị tuyên 15 năm tù, ông Nguyễn Văn Ðắc bị tuyên 12 năm tù !!

    Nhớ nhá , chỉ khi nào chúng giải tán ban tuyên giáo ... thì mới may ra là chúng cởi trói thật ; bằng không , toàn đồ giả thôi , vì lẽ bao cấp tư tưởng là lẽ sống còn của csVN, cởi trói là tự sát là mất mịa nó ghế .... hu ... hu ...

    Trả lờiXóa

Quảng Cáo